Không ăn tiết canh cũng nhiễm khuẩn liên cầu lợn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi ăn tiết canh mới nhiễm khuẩn liên cầu lợn, tuy nhiên thực tế việc tiếp xúc trực tiếp với thịt heo nhiễm bệnh, hoặc ăn thịt tái... cũng có nguy cơ cao mắc loại khuẩn này.

Ngày 2-2, bác sĩ Lê Văn Thiệu-Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh Nhiệt đới Trung ương), cho biết vừa điều trị cho người đàn ông 50 tuổi bị đứt tay trong quá trình mổ heo và chế biến, sau đó dùng tay bốc thịt ăn, vài ngày sau phát hiện nhiễm liên cầu lợn.

Dịp Tết, nhiều gia đình ở thôn quê thường chung nhau mổ heo. Ảnh minh họa

Bệnh nhân nhập viện sốt cao thành cơn, kèm rét run, đau đầu, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa. Kết quả kiểm tra xác định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn. Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, truyền dịch và bổ sung điện giải. Sau 3 ngày, anh hết sốt và khỏe lại.

Theo trình bày trong hồ sơ bệnh án, người đàn ông cho biết trước đó không ăn tiết canh, tuy nhiên anh có tham gia mổ heo. Trong quá trình chế biến, bệnh nhân bị đứt tay, sau đó có dùng tay bốc ăn một miếng thịt. Bác sĩ Lê Văn Thiệu nhận định đây là nguyên nhân gây nhiễm bệnh.

Bệnh liên cầu lợn có thể lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt heo bệnh chưa nấu chín.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên chọn mua thịt heo đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt heo có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Nấu chín thịt heo là điều rất quan trọng. Không ăn heo chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh heo.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt heo tái hoặc sống; giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ; rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến; dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.