Khởi sắc xổ số truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chỉ trong tháng 1-2023, doanh thu xổ số truyền thống của Công ty TNHH Xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai đạt tới 55,8 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 28 tỷ đồng. Đây là một trong những tín hiệu cho thấy hoạt động xổ số truyền thống đang trên đà phục hồi và khởi sắc sau dịch bệnh.

Từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Bình (quê Bình Định) đã rảo bước đến một số quán cà phê vỉa hè, tranh thủ chào mời khách quen mua vé số. Vừa đưa xấp vé số cho khách lựa chọn, bà Bình vui vẻ kể chuyện bán vé đầu năm: “Đợt Tết vừa rồi, tôi không về quê mà ở lại TP. Pleiku để tranh thủ bán vé số kiếm tiền. So với ngày thường chỉ bán tầm 100-150 vé thì ngày Tết bán được 300-400 vé/ngày. Tâm lý chung của khách hàng ai mua vé cũng cầu may mắn đầu năm, vừa mua vừa tặng cho bạn bè, người thân lấy may”.

Không chỉ người bán vé số lẻ phấn khởi vì sức mua tăng mạnh dịp đầu năm, hầu như các đại lý vé số truyền thống cũng dần ổn định doanh thu và nâng tỷ lệ tiêu thụ vé/kỳ như thời điểm trước khi dịch bùng phát. Chủ Đại lý vé số Tạ Thiên Tường (thị trấn Phú Thiện) cho biết: “Hoạt động kinh doanh vé số truyền thống đã ổn định trở lại, sức mua cũng tùy theo ngày, tùy theo đài xổ. Ngoài ra, sức mua trên địa bàn một phần phụ thuộc vào xác suất trúng giải thưởng. Chúng tôi mong có nhiều khách hàng mua vé của mình may mắn trúng giải vì tâm lý chung của thị trường, người mua đài nào hay trúng thưởng thì doanh số, sức mua vé số của đài đó sẽ tăng mạnh hơn”.

Khởi sắc xổ số truyền thống  ảnh 1

Trong tháng 1-2023, doanh thu xổ số kiến thiết của Công ty TNHH Xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai đạt 55,8 tỷ đồng. Ảnh: Sơn Ca

Ông Lê Minh Nhựt-Cục trưởng Cục Thuế tỉnh: “Trong cơ cấu tổng thu ngân sách, nguồn thu từ xổ số kiến thiết chiếm khoảng 2,5%. Đây là nguồn thu mang tính chất ổn định, được tỉnh sử dụng để tái đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội. Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, năm 2022, nguồn thu từ xổ số kiến thiết đã phục hồi và khởi sắc trở lại”.

Năm 2022 là thời điểm phục hồi đà tăng trưởng của hoạt động xổ số truyền thống sau thời gian dịch bệnh, tỷ lệ tiêu thụ vé trên mỗi kỳ phát hành được nâng lên và có sự tăng trưởng tích cực ở các văn phòng đại diện trong khu vực. Đồng thời, doanh thu xổ số kiến thiết từ 6,8 tỷ đồng/kỳ đã tăng lên 9,8 tỷ đồng/kỳ, đưa tổng doanh thu cả năm của Công ty TNHH Xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai đạt 502,5 tỷ đồng. Tiếp tục đà khởi sắc của năm trước, tháng 1-2023 cũng là thời điểm Tết Nguyên đán, doanh thu xổ số truyền thống của Công ty đạt tới 55,8 tỷ đồng, bình quân mỗi kỳ đạt gần 14 tỷ đồng. Từ kết quả kinh doanh đầu năm, ông Trương Văn Thiêng-Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai-nhận định: “Trong năm 2022 và đầu năm 2023, doanh thu mỗi kỳ phát hành vé của Công ty đều cao hơn mức bình quân chung trong toàn khu vực. Điều này cho thấy, các giải pháp tổ chức, điều hành quyết liệt của Công ty đã mang lại hiệu quả tích cực. Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình chung, năm 2023, Công ty tiếp tục khai thác tiềm lực những thị trường hiện có và mở rộng thị trường tiêu thụ tiềm năng, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao”.

Cũng theo ông Thiêng, năm 2023, Công ty tiếp tục tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự ủng hộ của chính quyền sở tại các tỉnh, thành trong khu vực đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành quyết liệt, phấn đấu tăng 5-10% so với các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. “Công ty luôn nằm trong top 3 doanh nghiệp có số thuế nộp vào ngân sách nhà nước cao nhất. Năm 2022, số thuế đã nộp vào ngân sách là 130,58 tỷ đồng. Năm 2023, dự toán Bộ Tài chính giao là 120 tỷ đồng, dự toán tỉnh giao là 140 tỷ đồng. Trong tháng 1, Công ty đã nộp 28 tỷ đồng, bằng 20% so với dự toán”-ông Thiêng thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Người dân Gia Lai thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh Lê Nam

Hướng dẫn công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC), Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 798/SNNPTNT-QLCLKHCN về việc thông tin nội dung liên quan việc công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) và các ưu đãi dành cho doanh nghiệp NNUDCNC.
Đoàn giám sát đi thực tế tại Nhà máy chế biến hoa quả của Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Duy

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

(GLO)- Tiếp tục chương trình giám sát về tình hình triển khai các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn 2018-2022, ngày 7-3, đoàn giám sát do đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã triển khai công tác giám sát tại thị xã An Khê và huyện Mang Yang. 
Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Sáng 28-2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh tỉnh tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng-doanh nghiệp năm 2023. Hội nghị tập trung làm rõ các “điểm nghẽn” trong tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra giải pháp tháo gỡ.
 Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

(GLO)- Khởi động chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2023, ngày 27-2, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức tham quan các điển hình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tại huyện Mang Yang.

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Doanh nghiệp đồng loạt xin giãn, hoãn, giữ nguyên nhóm nợ

Giao dịch đóng băng, ngân hàng siết tín dụng, chứng khoán liên tục đỏ sàn, trong khi phải gom một lượng lớn tiền mặt để mua lại trái phiếu doanh nghiệp. Điều này đã khiến hầu hết các doanh nghiệp kiệt sức. Để tồn tại, doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ để không bị nhảy nhóm thành nợ xấu.
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững

(GLO)- Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, văn hóa doanh nghiệp là công cụ để doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng và “ghi điểm” trong mắt đối tác. Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp tại Gia Lai cũng dần chú ý đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.