"Khơi" nội lực trong đồng bào tôn giáo - Kỳ 2: Bắc những nhịp cầu nhân ái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đảm trách nhiều vai trò, vị trí khác nhau nhưng điểm chung của các chức sắc, tín đồ tôn giáo là lan tỏa, kết nối tinh thần từ bi, bác ái, yêu thương và chung tay đoàn kết, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Tấm lòng bác ái của một Linh mục

Dáng người cao lớn, nụ cười thân thiện, cách nói chuyện cởi mở của Linh mục chánh xứ Phạm Thế Truyền, Trưởng ban phụng sự Giáo xứ Kim Phát (xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin) khiến những người tiếp xúc luôn cảm thấy gần gũi. Nói về những việc mình làm với giọng điệu từ tốn, khiêm nhường, Linh mục Truyền cho rằng: “Được bắc “nhịp cầu” nhân ái là một niềm vui và hạnh phúc”.

Linh mục chánh xứ Phạm Thế Truyền (thứ hai từ phải sang) trao đổi tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn với lãnh đạo xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.
Linh mục chánh xứ Phạm Thế Truyền (thứ hai từ phải sang) trao đổi tình hình sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn với lãnh đạo xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin.

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, từng đảm trách chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin) nhưng ông Truyền đã chọn rẽ hướng cuộc đời sang... đi tu. Sau thời gian học tập, giúp việc tại các giáo xứ, năm 2014, ông Truyền về Giáo xứ Kim Phát đảm trách vai trò Linh mục chánh xứ, nguyện đem hết tâm lực phụng sự Chúa, các tín hữu và đã trở thành người có uy tín trong cộng đồng.

Trong sinh hoạt tôn giáo, ông đã đưa đường hướng chung của đạo Công giáo là “sống tốt đời, đẹp đạo” và giáo lý “yêu thương, bác ái” lan tỏa đến các tín đồ. Nhằm tạo sự hòa hợp giữa đạo và đời, ông đã truyền dạy các tín đồ cách cộng tác với xã hội, tức là sự nhiệt thành tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Trong số 34 tổ an ninh trật tự được thành lập từ Mô hình 3 an toàn trên địa bàn xã, có đến 26 tổ ở thôn Kim Phát và thành viên đều là các giáo dân và những người trong Hội đồng Giáo xứ Kim Phát. Hoạt động của các tổ đã đóng góp tích cực trong việc giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Phát huy vai trò người có uy tín, Linh mục Truyền đã vận động, kết nối các tín đồ, mạnh thường quân đóng góp xây dựng nông thôn mới ở địa phương, chung tay phòng, chống dịch COVID-19. Đến nay, 100% tuyến đường ở thôn Kim Phát đều đã được bê tông hóa. Bên cạnh đó, Linh mục Truyền còn vận động nguồn lực chung tay xây dựng 68 căn nhà tình thương cho các hộ khó khăn về nhà ở, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trung bình mỗi năm, ông còn vận động được khoảng 1.000 suất quà trao tặng cho hộ nghèo.

Bí thư Đảng ủy xã Hòa Hiệp Trần Văn Thục nhận xét: “Linh mục Phạm Thế Truyền là người luôn quan tâm, đồng hành cùng chính quyền trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh ở địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”.

“Gieo” mầm yêu thương

“Hạnh nguyện của bản thân tôi trên con đường hoằng pháp là dấn thân phụng sự. Mang lại hạnh phúc cho người khác là mang lại hạnh phúc cho chính mình.”- đó là chia sẻ của Đại đức Thích Minh Đăng, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Cư M’gar, Trụ trì Chùa Hoa Nghiêm (huyện Cư M’gar).

Đại đức Thích Minh Đăng, Trụ trì Chùa Hoa Nghiêm cùng các mạnh thường quân bàn giao phòng học tình thương tại thôn Hợp Thành (xã Ea M'droh, huyện Cư M’gar).
Đại đức Thích Minh Đăng, Trụ trì Chùa Hoa Nghiêm cùng các mạnh thường quân bàn giao phòng học tình thương tại thôn Hợp Thành (xã Ea M'droh, huyện Cư M’gar).

Là vị tu sĩ năng động và dấn thân, trong suốt thời gian tu tập, tổ chức sinh hoạt đạo cho các phật tử, truyền đạt giáo lý của đạo Phật, phụng sự chúng sinh, Đại đức Thích Minh Đăng luôn hướng tâm trí của mình đến những mảnh đời bất hạnh, yếu thế. Hành trình hơn 10 năm “gieo” mầm, kết nối yêu thương của Đại đức Thích Minh Đăng đã đem đến niềm vui, hạnh phúc và cơ hội vươn lên của hàng nghìn người.

Tận dụng ưu thế của mạng xã hội, Đại đức Thích Minh Đăng đã xây dựng website và trang Fanpage Chùa Hoa Nghiêm - Cư M’gar. Những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, éo le đều được thầy trực tiếp khảo sát, xác minh thông tin và kêu gọi tấm lòng hảo tâm của các phật tử và mạnh thường quân trợ duyên. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những mảnh đời bất hạnh, những ánh mắt lạc lõng của trẻ mồ côi, những căn nhà lụp xụp, những phòng học tạm bợ đã ám ảnh tâm thức của thầy. Vì vậy, ngoài 20 trẻ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt được nhận cưu mang tại chùa từ năm 2015 đến nay, Đại đức Thích Minh Đăng còn sáng lập và duy trì quỹ “Tiếp bước em đến trường”, phối hợp cùng Dự án “Tiếp sức đường dài” của Huyện Đoàn Cư M’gar nhằm trợ giúp kịp thời cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số mồ côi, hiếu học. Sau gần 4 năm (từ năm 2019), quỹ đã trao học bổng hằng tháng (từ 300.000 đồng trở lên) cho 270 học sinh ở các huyện: Cư M'gar, Krông Pắc, Krông Bông, Ea H’leo và thị xã Buôn Hồ.

“Mầm” yêu thương của các phật tử Chùa Hoa Nghiêm và bản thân Đại đức Thích Minh Đăng còn được lan tỏa đến các trường học vùng sâu, vùng xa. Qua đó, 15 phòng học đã được hỗ trợ, phối hợp xây dựng ở các điểm trường đặc biệt khó khăn, hơn 20 trường học trên địa bàn tỉnh đã được chùa tài trợ các loại thuốc thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Chung tay cùng chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác an sinh xã hội, Đại đức Thích Minh Đăng và Chùa Hoa Nghiêm đã vận động, kết nối nguồn lực hỗ trợ xây dựng 24 căn nhà tình thương và trao tặng hàng nghìn suất quà an sinh cho hộ nghèo, người già neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tròn cả “5 vai”

Từ quê hương Nam Định chuyển vào sinh sống ở buôn Ea Kring từ năm 1997, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng điểm giáo họ Đa Minh ở buôn Ea Kring, xã Ea Sin (huyện Krông Búk) xem nơi đây như quê hương thứ hai của mình. Mặc dù “gánh” trên mình 5 “vai”, vừa là người tổ chức sinh hoạt đạo cho bà con, vừa đảm trách công tác Mặt trận buôn, người có uy tín, thành viên tổ hòa giải và Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi buôn Ea Kring, công việc không tên rất nhiều nhưng ông Hùng luôn làm “tròn vai”.

Ông Nguyễn Văn Hùng (bên trái), Trưởng điểm giáo họ Đa Minh ở buôn Ea Kring (xã Ea Sin, huyện Krông Búk) trao đổi về cách phát triển kinh tế gia đình với lãnh đạo xã.
Ông Nguyễn Văn Hùng (bên trái), Trưởng điểm giáo họ Đa Minh ở buôn Ea Kring (xã Ea Sin, huyện Krông Búk) trao đổi về cách phát triển kinh tế gia đình với lãnh đạo xã.

Ông đã đồng hành cùng già làng, ban tự quản, các đoàn thể và tổ hòa giải buôn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tham gia hòa giải thành nhiều vụ việc mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ vợ chồng và những tranh chấp nhỏ ở buôn. Thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận, buôn Ea Kring đã được công nhận buôn văn hóa, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Noi gương bố, người con trai thứ hai của gia đình ông cũng tích cực tham gia công tác tại địa phương và đã vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

Nhận xét về vai trò của ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Ea Sin Vũ Văn Tuấn nói: “Ông Nguyễn Văn Hùng là một giáo dân gương mẫu, là “điểm tựa” của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống”.

(Còn nữa)



-----------

Kỳ cuối: Đảng viên xứ đạo nêu gương

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null