Kho báu thần chết: Hàng loạt hài cốt phủ đầy ngọc quý ở mộ cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Những ngôi mộ cổ 2.000 tuổi nằm ngay trên điểm khởi nguồn của "Con đường tơ lụa", người trong mộ mặc quần áo may bằng những mảnh ngọc bích, giữa hằng hà sa số châu báu.

Nhóm khảo cổ quốc tế dẫn đầu bởi Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học Tây An đã phát hiện đồng loạt 27 ngôi mộ cổ bí ẩn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), nơi được cho là điểm đầu của Con đường tơ lụa nổi tiếng. 27 ngôi mộ là những kho báu thật sự, với vô số đồ tùy táng giá trị.

4 trong số 27 ngôi mộ có quy mô đặc biệt lớn, ngoài ra họ còn được chôn trong thứ trang phục màu xanh huyền ảo, may bằng 2.200 mảnh ngọc bích. Các nhà khảo cổ tin rằng đây là nơi an nghỉ của những người có địa vị cao thời bấy giờ.

 

Một phần của quần thể 27 ngôi mộ cổ thời nhà Hán vừa được tìm thấy - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Một phần của quần thể 27 ngôi mộ cổ thời nhà Hán vừa được tìm thấy - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp



Trong số đồ tùy táng, đáng chú ý nhất là các bức tượng gốm nhỏ mà các nhà khoa học kỳ vọng sẽ hé lộ thêm nhiều điều về chủ nhân các ngôi mộ.

Ước tính các ngôi mộ cổ có niên đại khoảng 2.000 năm, tức từ thời nhà Hán. Con đường tơ lụa khởi đầu từ Trung Quốc thời đó kéo dài 6.400 km, băng qua nhiều địa danh như sa mạc Takla Mkan, vượt dãy núi Pamirs, qua Afghanistan, Levant rồi vượt biển Địa Trung Hải… Đây là tuyến đường mà lụa được xuất khẩu đến phương Tây và len, vàng, bạc đi ngược từ Tây sang Đông.

Về thành phố Tây An, đó là một trong 4 thủ đô cổ đại vĩ đại nhất của Trung Quốc, nơi 7 vương triều lừng lẫy từng đóng đô.

 

Khu mộ mới phát hiện chỉ mới bắt đầu được khai quật, các cổ vật chưa được trung bày, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, trang phục chôn cất ngọc bích trong các ngôi mộ cổ này giống với cổ vật đang được trưng bày tại Lăng Tây Sơn - ảnh: Khu di tích Lăng Tây Sơn
Khu mộ mới phát hiện chỉ mới bắt đầu được khai quật, các cổ vật chưa được trung bày, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, trang phục chôn cất ngọc bích trong các ngôi mộ cổ này giống với cổ vật đang được trưng bày tại Lăng Tây Sơn - ảnh: Khu di tích Lăng Tây Sơn


Hiện việc khai quật 27 ngôi mộ cổ chỉ mới khởi đầu. Các nhà khảo cổ hy vọng một cuộc khai quật toàn diện khu chôn cất sẽ mở rộng kiến thức về phong tục chôn cất phức tạp của thời kỳ đó.

Đây không phải là lần đầu tiên bộ quần áo bằng ngọc xa hoa xuất hiện trong mộ cổ Trung Quốc. Trước đó, một cổ vật tuyệt đẹp tương tự đã được khai quật từ Lăng Tây Sơn (Vĩnh Thành, Hà Nam, Trung Quốc).

Theo Anh Thư (NLĐO, Acient-Origins, RT)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.