Đang đi bơi, vô tình vớt được cổ vật 3.400 năm tuổi của Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một chuyến đi bơi vào buổi sáng tại bờ biển Atlit (Israel), người đàn ông tên Rafi Bahalul đã vô tình phát hiện một tấm bia có khắc hoa văn kỳ lạ.
 

 Mỏ neo Ai Cập 3.400 tuổi được tìm thấy một cách rất tình cờ (Ảnh: ABC News)
Mỏ neo Ai Cập 3.400 tuổi được tìm thấy một cách rất tình cờ (Ảnh: ABC News)


“Tôi đã nhìn thấy nó khi mới bắt đầu bơi được vài mét. Tôi thấy một tấm bia có hình thù khá kỳ lạ. Tôi quyết định lặn xuống và mò nó lên, nó trông như một đền thờ của người Ai Cập nằm giữa Địa Trung Hải”, Rafi Bahalul cho biết.

“Tấm bia kỳ lạ mà Rafi Bahalul phát hiện là một mỏ neo làm bằng đá của người Ai Cập, có niên đại 3.400 năm tuổi”, ông Jacob Sharvit, người đứng đầu cơ quan bảo vệ cổ vật Israel, cho hay.

Chiếc mỏ neo Ai Cập hiện đang được cất giữ và trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Israel.

Theo các nhà khảo cổ Israel, chiếc mỏ neo này là phần nhỏ của một bức phù điêu lớn, được trang trí vô cùng công phu. Sau khi bức phù điêu bị vỡ vì nguyên nhân nào đó, một mảnh của nó đã được đục lỗ và tận dụng để làm mỏ neo.

 

 Hiện cổ vật đang được nghiên cứu và trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Israel (Ảnh: ABC News)
Hiện cổ vật đang được nghiên cứu và trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Israel (Ảnh: ABC News)



“Những thuyền viên đã làm mất chiếc mỏ neo hoặc chiếc thuyền sử dụng nó đã bị đắm ngoài khơi Địa Trung Hải”, Ben Dor Evian – một nhà khảo cổ nói về xuất xứ của chiếc mỏ neo.

Những ký tự cổ của người Ai Cập được sử dụng từ khoảng 5.000 năm trước cũng được khắc trên chiếc mỏ neo này. Một số cụm từ trên chiếc mỏ neo Ai Cập được các nhà khảo cổ dịch ra như sau:

“Phiến đá nằm trên tay của Seshat (nữ thần sáng tạo của người Ai Cập cổ), “tình yêu, ngôi nhà và những cuốn sách”.

Theo Vương Nam (Dân Việt/ABC News)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.