Khiêu vũ-Môn nghệ thuật của sự đam mê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Với một số người, khiêu vũ không chỉ đem lại sức khỏe, sự dẻo dai, mà còn như một “món ăn tinh thần” mang lại niềm vui, sự tự tin trước đám đông. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi duy trì câu lạc bộ (CLB) suốt 8 năm qua”-anh Nguyễn Bá Minh-Chủ nhiệm CLB Khiêu vũ nghệ thuật thanh niên (Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh) chia sẻ.
 

 Một buổi biểu diễn của các học viên Câu lạc bộ Khiêu vũ nghệ thuật thanh niên. Ảnh: P.L
Một buổi biểu diễn của các học viên Câu lạc bộ Khiêu vũ nghệ thuật thanh niên. Ảnh: P.L

Cứ tầm 6 giờ tối các ngày thứ hai, tư, sáu, không khí ở Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh lại trở nên sôi nổi bởi sự có mặt của các học viên khiêu vũ. Khi nhạc bắt đầu vang lên, các đôi nhảy nhẹ nhàng di chuyển theo từng điệu nhạc, lúc thì cuồng nhiệt với điệu samba, sôi động với điệu chachacha nhưng cũng có lúc nhẹ nhàng với điệu twist hoặc say đắm trong điệu rumba ngọt ngào.

Gặp anh Hồ Minh Trung-nhân viên quản lý nhà may Việt Tiến (đường Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku) khi vừa kết thúc điệu rumba, anh cho biết: “Mặc dù đã nhuần nhuyễn khá nhiều điệu nhảy nhưng tôi vẫn tham gia CLB để giao lưu, kết bạn. Là một thợ may phải hoạt động nhiều nên cơ thể tôi thường xuyên mỏi mệt, khi đến với khiêu vũ và tham gia nhảy với mọi người tôi thấy khỏe và thoải mái tinh thần”. Còn với chị Nguyễn Thị Thùy Dương (đường Hoàng Sa, phường Ia Kring, TP. Pleiku) thì: “Những ngày đầu luyện tập, mình cũng gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, khi đã yêu thích thì khó mấy cũng vượt qua. Từ ngày học khiêu vũ, cơ thể mình cũng dẻo dai hơn, vóc dáng cũng thon gọn hơn”.

Theo chia sẻ của anh Nguyễn Bá Minh thì CLB Khiêu vũ nghệ thuật thanh niên được thành lập từ tháng 5-2009, ban đầu cũng chỉ có mấy thành viên chung sở thích đến tập luyện với nhau. Dần dần, khi bộ môn khiêu vũ trở nên phổ biến ở Phố núi, nhiều học viên đăng ký học. Gọi là CLB Khiêu vũ nghệ thuật thanh niên nhưng vẫn nhận dạy cho cả những người trung niên. Ngoài lớp học ở Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh, Ban Chủ nhiệm CLB còn mượn cơ sở của Nhà Thiếu nhi tỉnh để mở thêm một lớp khiêu vũ vào các ngày thứ ba, năm, bảy hàng tuần. Học phí khoảng 300.000 đồng/tháng. Đến nay, CLB có khoảng 50-70 học viên sinh hoạt thường xuyên.

Bộ môn khiêu vũ được chia làm 2 loại: khiêu vũ nghệ thuật (còn gọi là khiêu vũ giao tiếp hay cổ điển) và khiêu vũ thể thao. Khiêu vũ nghệ thuật gồm những điệu đơn giản, nhẹ nhàng như tango, boston, bebop, twist... Trong khi đó, khiêu vũ thể thao đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, gồm các điệu nhảy như: chachacha, samba, rumba, pasodoble, jive… Với khiêu vũ, âm nhạc là linh hồn, chính vì vậy, người nhảy cần phải nắm vững điệu nhạc cùng các bước di chuyển của cơ thể để phối hợp ăn ý cùng bạn nhảy.

Là người thường xuyên tham gia các cuộc thi cấp khu vực, anh Nguyễn Bá Minh cảm thấy tiếc nuối khi ở CLB có rất nhiều học viên có khả năng nhưng không có điều kiện đi thi. “Trong tháng 6 này, Ban Chủ nhiệm CLB sẽ liên hệ, phối hợp với các CLB khiêu vũ ở các huyện, thị xã để cố gắng tổ chức một giải khiêu vũ cấp tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các học viên cọ xát, giao lưu học hỏi lẫn nhau”-anh Nguyễn Bá Minh chia sẻ.

 Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.