Khám phá 'Sắc màu văn hóa Gia Lai' tại Hà Nội dịp Trung Thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình sẽ giới thiệu tới công chúng Thủ đô những đặc trưng văn hóa của Gia Lai thông qua hoạt động trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên, tổ chức trò chơi dân gian…

Chương trình 'Trung Thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai' sẽ diễn ra trong hai ngày (7, 8/9) tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Chương trình 'Trung Thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai' sẽ diễn ra trong hai ngày (7, 8/9) tại Hà Nội. (Ảnh minh họa: TTXVN)



Công chúng Thủ đô sẽ có dịp khám phá những “Sắc màu văn hóa Gia Lai” trong dịp Trung Thu 2019.

Chương trình diễn ra trong hai ngày (7, 8/9) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội). Điểm nhấn của chương trình hoạt động trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc cụ truyền thống và các trò chơi dân gian (đứng tượng, húc trâu, cọp ốm…).

Bên cạnh đó, công chúng được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như đan gùi, tạc tượng, tìm hiểu nghệ thuật dệt thổ cẩm của người Ba Na, Gia Rai và thưởng thức hương vị ẩm thực núi rừng.

Cùng với những hoạt động giới thiệu những đặc trưng văn hóa và con người của vùng đất Gia Lai, du khách còn được hòa mình vào không khí Trung Thu truyền thống với những màn múa lân, rước đèn sôi động (với sự xuất hiện của những nhân vật dân gian quen thuộc như ông đại, chú cuội…).

“Nhằm góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc, ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm để du khách (đặc biệt là các bạn nhỏ) tìm hiểu về ý nghĩa của mâm cỗ Trung Thu, cách làm các loại đồ chơi dân gian (với sự hướng dẫn trực tiếp của các nghệ nhân,” phó giáo sư-tiến sỹ Bùi Nhật Quang - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết.

An Ngọc (Vietnam+)


 

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...