Khai mạc Liên hoan ẩm thực quốc tế lần thứ 10, năm 2022

(GLO)- Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức Liên hoan ẩm thực quốc tế lần thứ 10, năm 2022 vào 11-12 tại Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc (Hà Nội).
Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng Online: Liên hoan ẩm thực quốc tế năm 2022 có hơn 100 gian hàng ẩm thực của 35 đại sứ quán, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, sở ngoại vụ các địa phương trong cả nước.
Phát lệnh khai mạc liên hoan ẩm thực quốc tế năm 2022. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Phát lệnh khai mạc liên hoan ẩm thực quốc tế năm 2022. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Liên hoan ẩm thực năm nay được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN, mái nhà chung của gần 700 triệu người dân trong khu vực. Liên hoan mang đến một không gian văn hóa ẩm thực đặc trưng của 10 quốc gia Đông Nam Á, thể hiện vai trò kết nối, đoàn kết giữa các dân tộc ASEAN, cũng như giữa cộng đồng ASEAN và bạn bè quốc tế.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2022 cũng sẽ tiếp nối tinh thần tương thân tương ái của những mùa liên hoan trước. Số tiền do các nhà hảo tâm đóng góp trong các liên hoan khoảng gần 5 tỷ đồng đã được sử dụng vào các hoạt động từ thiện cho trẻ em mồ côi, người khuyết tật, phụ nữ nghèo và các hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Vũ Thị Bích Ngọc, phu nhân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, qua 10 lần tổ chức, Liên hoan ẩm thực quốc tế đã trở thành một sự kiện giao lưu văn hóa, ẩm thực và từ thiện nổi bật với sự tham gia ngày càng đông đảo của các đại sứ quán, các trung tâm văn hóa nước ngoài, các sở ngoại vụ đại diện các tỉnh, thành, doanh nghiệp và các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.
Gian hàng bánh khọt của Công ty Dịch vụ cơ quan nước ngoài TPHCM (FOSCO) tham gia liên hoan. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Gian hàng bánh khọt của Công ty Dịch vụ cơ quan nước ngoài TPHCM (FOSCO) tham gia liên hoan. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Phát biểu thay mặt các đại sứ, trưởng các cơ quan ngoại giao đoàn tại Hà Nội, ngài Denny Abdi- Đại sứ Indonesia tại Việt Nam bày tỏ vui mừng được tham gia sự kiện văn hóa, ẩm thực này, thể hiện sự đoàn kết, thắt chặt gắn bó mà ASEAN vẫn luôn theo đuổi. “Chúng ta kết nối và đoàn kết vì sự tiến bộ của người dân. ASEAN mong muốn lan tỏa tinh thần gắn bó này với thế giới. Với ý nghĩa kết nối con người, ẩm thực cũng là động lực tăng trưởng kinh tế cho các nước, đóng góp quan trọng cho kinh tế và ngoại giao. Mỗi quốc gia may mắn có tài nguyên ẩm thực phong phú có thể trở thành sức mạnh phát triển quốc gia”-Đại sứ Indonesia Denny Abdi nhấn mạnh.
Liên hoan ẩm thực quốc tế được tổ chức từ năm 2014 và duy trì đều đặn đến nay. Đây là dịp để các nước giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giới thiệu đất nước và con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tại Việt Nam quảng bá thương hiệu, hoạt động kinh doanh và các mặt hàng dịch vụ tới bạn bè nước ngoài cũng như du khách tham gia chương trình. Liên hoan còn mang ý nghĩa nhân đạo với sự tham gia đóng góp của các đơn vị, cá nhân dành cho Quỹ từ thiện. 
QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Về làng Chăm H’roi ở Krông Pa

Về làng Chăm H’roi ở Krông Pa

(GLO)- Buôn Ma Giai ở xã Đất Bằng có lẽ là ngôi làng có đông người Chăm H’roi định cư nhất của huyện Krông Pa nói riêng và cả tỉnh Gia Lai nói chung. Về thăm buôn, hỏi chuyện người già, chúng ta sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về một thời đã qua trong lịch sử.

Chuyện “nhóm họ” ở Phú Thiện

Chuyện “nhóm họ” ở Phú Thiện

(GLO)- Cưới xin là việc trọng đời người. Vì là lễ trọng nên gia chủ thường lo liệu chu toàn, không chỉ mong cho đôi trẻ hạnh phúc mà còn là dịp bày tỏ mối thịnh tình với họ hàng, láng giềng, bạn bè quyến thuộc gần xa.

Phạt vạ bằng… thổ cẩm

Phạt vạ bằng… thổ cẩm

(GLO)- Đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên là vô cùng phong phú, trong đó có nhiều điều ta ngỡ như đã biết nhưng hóa ra vẫn chưa hiểu rõ. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe đến tục phạt vạ bằng… trang phục thổ cẩm của bà con Bahnar xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang.

Lựa chọn

Lựa chọn

Chiếc xe khách 16 chỗ dừng lại trước một con đường nhỏ chạy giữa những liếp cam xanh mướt mắt. Tôi xuống xe, vẫn còn ngờ ngợ liệu mình có đến đúng chỗ không, dù bác lơ xe có tuổi đã bảo đảm đây chính xác là địa chỉ tôi đưa, còn tôi không có lý do gì để không tin bác ta cả.
Bông tím lục bình

Bông tím lục bình

Nhắc đến sắc tím, người ta thường nghĩ về xứ Huế mộng mơ, tà áo dài tím thướt tha qua những cung đường, di sản trầm mặc với thời gian. Vẫn là sắc tím nhưng vẻ đẹp nơi miệt vườn sông nước miền Tây Nam bộ mộc mạc cánh hoa lục bình.
Những con heo xứ rừng

Những con heo xứ rừng

(GLO)- Vùng đồng bằng Ayun Pa ngày trước có một giống heo tầm nhỏ, lông đen tuyền, chất lượng thịt thơm ngon, thể trọng lớn hơn các giống heo sọc dưa vùng đất bazan. Những năm bao cấp, ngành Nông nghiệp đã có một đề tài khoa học sưu tầm, thống kê, chọn lọc, đánh giá và gây giống loài heo đen này.
Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar ( Đắk Lắk ) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Màu nắng

(GLO)- Chợt nhận ra, từ thơ đến tản văn, tác giả Nguyễn Tấn Hỷ luôn dành một tình cảm đặc biệt với nắng. Và những mùa nắng trong ông vẫn luôn đong đầy hoài niệm. "Màu nắng" là một bài thơ như thế.
Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

Gương mặt thơ: Lê Khánh Mai

(GLO)- Không hiểu sao tôi cứ hình dung thơ Lê Khánh Mai như một tiếng thở dài dù chị luôn xinh tươi và vui vẻ. Cái quá khứ với những ngày tháng ám ảnh chiến tranh và chia cắt khiến chị cũng như nhiều người cùng thế hệ phải rời xa quê hương theo ba mẹ ra miền Bắc rồi trở về quê khi đất nước thống nhất.