Kenya cách chức Phó Tổng thống sau một thủ tục chưa từng có

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thượng viện kết luận ông Rigathi Gachagua phạm tội "vi phạm nghiêm trọng" Hiến pháp, đặc biệt là đe dọa các thẩm phán và có hành động chính trị chia rẽ sắc tộc.

Phó Tổng thống Kenya Rigathi Gachagua. (Nguồn: eastleighvoice.co.ke)
Phó Tổng thống Kenya Rigathi Gachagua. (Nguồn: eastleighvoice.co.ke)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Phó Tổng thống Kenya Rigathi Gachagua đã bị cách chức hôm 17/10 sau một thủ tục chưa từng có, đỉnh điểm là cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng với Tổng thống William Ruto.

Ông Rigathi Gachagua, 59 tuổi, đã phải nhập viện vào thời điểm bỏ phiếu, trở thành phó tổng thống đầu tiên bị cách chức theo thủ tục quy định trong Hiến pháp năm 2010. Ông Ruto sẽ có 14 ngày để bổ nhiệm phó tổng thống mới.

Ông Gachagua bị Quốc hội bãi nhiệm, Thượng viện kết luận ông phạm tội "vi phạm nghiêm trọng" Hiến pháp, đặc biệt là đe dọa các thẩm phán và có hành động chính trị chia rẽ sắc tộc. Tuy nhiên, ông đã được xóa bỏ các cáo buộc tham nhũng và rửa tiền.

Diễn biến này làm dấy lên những bất ổn ở Kenya, quốc gia được coi là ổn định ở một khu vực bất ổn.

Tổng thống Ruto đã chọn ông Gachagua làm người phụ trách chiến dịch tranh cử cho mình trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, bất chấp những điều tiếng và một số cáo buộc tham nhũng của ông.

Với sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt là ở khu vực chiến lược Núi Kenya, cựu doanh nhân thuộc dân tộc Kikuyu - chiếm đa số trong nước - đã đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của ông Ruto trước đối thủ Raila Odinga (50,49% so với 48,85%).

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai người đứng đầu quốc gia đã xấu đi sau đó, đặc biệt kể từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ làm rung chuyển đất nước hồi tháng 6, tháng 7 vừa qua.

Theo Trung Khánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.