Kể chuyện văn hóa về 'viên ngọc đen'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở tuổi 30 đầy hoài bão, một chàng trai người Êđê quyết định dừng nghiệp y đức, rẽ lối kinh doanh. Giữa “rừng” thương hiệu cà phê với nhiều “ông lớn” vang danh thế giới, anh vẫn thành công theo cách riêng của mình.

Chinh phục “cá mập” rót vốn

Anh Y Pôt Niê (SN 1988, người Êđê), Giám đốc Cty TNHH Ê Đê Café (Ê Đê Café), đến từ buôn K’la (xã Dray Sap, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) nhận được nhiều sự quan tâm, lời chúc mừng khi anh kêu gọi đầu tư thành công tại Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam). Tại chương trình, anh gây thương nhớ với chất giọng vang khỏe đầy nội lực cùng phong thái biểu diễn tự tin khi thể hiện bài hát mang đậm núi rừng Tây Nguyên (H’ren lên rẫy). Không chỉ được nhận xét hát hay, đẹp trai, chàng trai Êđê còn chinh phục các vị “cá mập” bằng câu chuyện kinh doanh sản phẩm cà phê.

Với anh cà phê không đơn thuần thức uống. Bởi, trong “viên ngọc đen” của đại ngàn còn chứa đựng cả câu chuyện văn hóa về mảnh đất, con người Tây Nguyên. Theo anh, để làm nên một ly cà phê đủ sức đánh thức được mọi giác quan, khai thông trí lực và khiến người khác “phê”, thật không đơn giản. Hạt cà phê- “viên ngọc đen” của đại ngàn phải được người nông dân, nâng niu chăm sóc, hấp đủ sinh khí của đất trời và qua bàn tay tài hoa rang xay chế biến của người thợ.

Anh Y Pôt (bên trái) thể hiện tài ca hát trên Shark Tank Việt Nam

Anh Y Pôt (bên trái) thể hiện tài ca hát trên Shark Tank Việt Nam

“Đến vụ thu hoạch, Ami, Ama (mẹ, bố, theo cách gọi của người Êđê) sẽ chọn những hạt cà phê chín mọng đem về bỏ vào cối giã, phơi 7 nắng. Sau đó, Ami, Ama đổ vào chảo đảo đều trên lửa đỏ cho đến khi hạt cháy đen, bốc khói. Khi ấy, cà phê đã chín, Ami, Ama đem đi ủ 3 ngày mới cho vào cối giã, pha cho các thành viên trong gia đình uống. Đây là cách thưởng thức cà phê đặc biệt của người Êđê”, Y Pôt cho hay.

Chính bí quyết pha chế cà phê đặc trưng ấy khiến Ê Đê Café không bị lẫn giữa “rừng” thương hiệu trên cao nguyên. Điều quan trọng hơn, anh Y Pôt rất thông minh khi biết định vị thương hiệu bằng câu chuyện văn hóa. Dẫu chưa thể bứt phá như “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ, song anh Y Pôt “chốt deal” thành công cùng Shark Hùng Anh, với 2,5 tỷ đồng cho 15% và 2,5 tỷ cho vay không tính lãi. Đặc biệt, anh còn được tặng vé vàng trị giá 100 triệu đồng từ vị “cá mập” này.

Ông Y Ju Apuôt, Chủ tịch UBND xã Dray Sap cho hay, rất tự hào về thanh niên Y Pôt Niê. Để có được thành công như hôm nay, thanh niên người Êđê này đã vượt qua bao khó khăn, vất vả. Y Pôt xứng đáng là tấm gương cho thanh niên trong buôn làng tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống.

Sau chương trình Shark Tank Việt Nam, nhiều người tò mò về sản phẩm cà phê có khói của Ê Đê Café. “Loại cà phê này được rang bằng tay trên bếp củi. Mỗi chảo chỉ được 1 kg trong vòng 1 giờ đồng hồ. Để cho ra mẻ cà phê chất lượng, người rang cà phê phải tập trung, đảo đều tay, đặt cái tâm của mình vào trong và không được mang cảm xúc tiêu cực. Chưa hết, người rang phải chú ý đến ngọn lửa, lúc nào cần to, khi nào phải hạ nhiệt. Khi mẻ cà phê đủ chín còn bốc khói nghi ngút sẽ được ủ kín 3 ngày. Trong thời gian này, khói củi sẽ quyện cùng hạt cà phê tạo nên vị khói cà phê đặc trưng”, anh Y Pôt nói và cho biết thêm, để tìm ra bí quyết đúng chuẩn, bản thân đã làm hỏng 20 mẻ cà phê, dù trước đó, anh đã được mẹ truyền bí quyết.

Bước qua giới hạn bản thân

Trong tiết chiều đầu năm 2024, tôi tìm về buôn K’la, cách thành phố cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đến 20 cây số. Đường về buôn được đổ bê tông trải dài, sạch đẹp. Phía đầu buôn ruộng lúa vàng ươm, đi vào bên trong vườn cà phê vừa được tuốt quả. Ê Đê Café gây ấn tượng với chiếc cổng gắn tên công ty có màu xanh cao vút mang dáng dấp cây tre. Phía trong, khu làm việc của công ty là ngôi nhà dài của người Êđê. Bên trong ngôi nhà, anh trưng bày khá nhiều vật dụng, nhạc cụ, sản phẩm truyền thống (gùi, rìu, nỏ; chiêng; khung dệt, thổ cẩm…). Tất cả được bố trí hài hòa tạo không gian làm việc lý tưởng.

Anh Y Pôt luôn chọn những hạt cà phê chín mọng để chế biến
Anh Y Pôt luôn chọn những hạt cà phê chín mọng để chế biến

Đặc biệt, trong nhà còn treo chiếc áo blouse cùng ống nghe y khoa. Anh Y Pôt cho biết, đấy là kỷ niệm của nghề. Y Pôt là con thứ 5 trong gia đình thuần nông có 8 anh em. Gia đình anh có 10ha cà phê. Tuổi thơ của anh trải qua đủ thăng trầm với “hạt ngọc đen”. Có thời điểm cà phê rớt giá, gia đình lâm cảnh khó khăn, bị chủ nợ đến nhà đòi tiền. Trong nỗi xấu hổ và bất lực, Y Pôt chỉ biết cố gắng học tập để thay đổi số phận. Năm 2014, anh tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Đà Nẵng, rồi “đầu quân” cho 1 số bệnh viện: TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, TP Buôn Ma Thuột.

Ê Đê Café cung cấp ra thị trường cà phê rang thủ công và bằng máy. Ngoài cà phê nguyên chất, công ty còn có thêm sản phẩm cà phê hòa tan kết hợp với các hương vị trái cây như khoai môn, sầu riêng… Ê Đê Café có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trên cả nước, thậm chí đã xuất sang Canada, Đức. Doanh thu của công ty năm 2023 đạt 10 tỷ đồng, lợi nhuận 1,6 tỷ đồng.

Đến năm 2018 (ở tuổi 30), Y Pôt quyết định nghỉ việc, khởi nghiệp với cà phê. Anh bộc bạch: “Bố mẹ buồn khi mình nghỉ việc. Dù sao trong nhà, mình được học nhiều chữ nhất. Mình cũng thích nghề y. Nhưng để đi xa và có thể giúp được gia đình, bà con buôn làng, mình chọn cà phê”, anh Y Pôt nhớ lại.

Cà phê sau khi rang xong sẽ đem đi ủ cho hương thơm đặc biệt

Cà phê sau khi rang xong sẽ đem đi ủ cho hương thơm đặc biệt

Nhân viên Ê Đê Café phân loại những hạt cà phê không đạt

Nhân viên Ê Đê Café phân loại những hạt cà phê không đạt

Anh tâm sự thêm, bản thân đã từng là cậu nhóc nhút nhát, đến mức không dám trả lời bài học trên lớp. Sự tự ti ấy khiến Y Pôt nhiều lần bị bắt nạt. Về sau, anh nhận ra, chính bản thân phải thay đổi. Theo anh, tư duy của con người rất quan trọng. “Có nhiều đất nhưng không biết tính toán làm ăn thì vẫn cứ nghèo. Gia đình, bà con mình trước đây cứ cảnh bán cà phê non (mượn tiền của đại lý hoặc ký nợ phân bón, thuốc trừ sâu…, đến mùa thu cà phê sẽ trả cả gốc lẫn lãi). Sau này, mình hướng dẫn bà con canh tác an toàn, hạn chế sử dụng hóa chất, thu hái cà phê chín…Mình thu mua cao hơn thị trường 5 nghìn đồng/kg cà phê; đồng thời bà con nào cần tiền để đầu tư vườn cây, mình sẽ cho mượn không tính lãi”, anh Y Pôt kể và thông tin thêm, đến nay công ty đã có vùng nguyên liệu 50ha cà phê đảm bảo chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.