Kbang xây dựng mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành kế hoạch triển khai mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr (xã Tơ Tung) trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, các ngành có liên quan ở huyện cùng UBND xã Tơ Tung sẽ tổ chức khảo sát, lựa chọn và hỗ trợ để hình thành, phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng, như: tham quan, trải nghiệm canh tác nương rẫy với những loại cây trồng bản địa: lúa bọc thép, bobo, cào, các loại rau rừng… thu hái, sơ chế măng le rừng, khai thác mật ong rừng… theo truyền thống của người Bahnar. Hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm đặc trưng để tham gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm OCOP, làm nơi tham quan, trải nghiệm cho du khách. Khôi phục các ngành nghề, lễ hội truyền thống của đồng bào Bahnar. Chỉnh trang, nâng cấp nhà rông văn hóa làng Stơr; hỗ trợ xây dựng 5 homestay tại đây để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách… Đồng thời, gắn xây dựng du lịch nông thôn với khai thác giá trị của di tích lịch sử văn hóa Làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm Anh hùng Núp…

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh tham quan tại Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung). Ảnh: Đức Thụy

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh tham quan tại Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung). Ảnh: Đức Thụy

Việc xây dựng mô hình du lịch nông thôn tại làng Stơr nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 657/KH-UBND, ngày 23-3-2023 của UBND tỉnh Gia Lai “về triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025” và Nghị quyết số 07/NQ-HU, ngày 2-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang khóa IX về thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch gắn với phát triển dịch vụ nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch trên địa bàn huyện. Qua đó thu hút các nguồn lực xã hội và sự tham gia tích cực từ cộng đồng đầu tư xây dựng, phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ du lịch có lợi thế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, thực hiện hiệu quả và bền vững các tiêu chí nông thôn mới ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình “Cà phê cảnh quan” ở xã Đak Krong, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.T

“Cà phê cảnh quan”: Đa lợi ích

(GLO)- Cà phê cảnh quan là mô hình trồng cà phê xen canh với các cây trồng khác để tạo cảnh quan sinh thái, giúp mang lại giá trị cao cho cây cà phê, có thể phát triển du lịch.

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

TP. Pleiku: Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho 50 học viên

(GLO)- Ngày 30 và 31-12, tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND thành phố phối hợp với Trung tâm hỗ trợ pháp luật và Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức lớp đào tạo về du lịch trên địa bàn.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Du lịch chờ 'mỏ vàng' khách Trung Đông

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và các nước khác thuộc khu vực Trung Đông những ngày qua đang mở ra cơ hội cho du lịch VN đón dòng khách lớn từ thị trường Trung Đông, nơi các "đại gia" chi tiêu hào phóng nhất thế giới.

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định Festival Hoa Đà Lạt không chỉ là ngày hội của nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, mà còn là nơi gặp gỡ của du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo của Đà Lạt.