Israel sẽ dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa, cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 19-5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo nước này sẽ dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa, dựa trên khuyến cáo của quân đội và cho phép “lượng thực phẩm cơ bản” được vào Dải Gaza để đảm bảo khủng hoảng lương thực không bùng phát tại vùng lãnh thổ.

nguoi-dan-palestine-nhan-thuc-an-cuu-tro-tai-thanh-pho-gaza-ngay-12-5-anh-ttxvn.jpg
Người dân Palestine nhận thức ăn cứu trợ tại TP. Gaza ngày 12-5. Ảnh: THX/TTXVN

Động thái này diễn ra giữa bối cảnh Israel phải đối mặt với áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt lệnh phong tỏa kéo dài nhiều tháng đối với việc cung cấp viện trợ cho Dải Gaza. Một số quan chức của Tel Aviv cho biết, Thủ tướng Netanyahu đưa ra quyết định này do sức ép trực tiếp từ phía Mỹ.

Cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Israel cũng ra thông báo, phái đoàn đàm phán ở Qatar đang xem xét mọi phương án để có thể đạt được thỏa thuận với Hamas, bao gồm cả việc ngừng hoạt động quân sự tạm thời và trao đổi tù nhân theo đề xuất của đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff.

Trước đó, từ ngày 2-3, Israel đã áp đặt phong tỏa toàn diện với Dải Gaza nhằm gây sức ép buộc lực lượng Hamas phải nhượng bộ. Liên hợp quốc đã lên tiếng cảnh báo hành động này sẽ gây ra thiếu hụt nghiêm trọng về thực phẩm, nước sạch và thuốc men tại vùng lãnh thổ. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận “rất nhiều người đang chết đói” ở Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh “chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề đó”.

Thủ tướng Israel nhiều lần đưa ra tuyên bố sẽ không chấm dứt chiến sự ở Dải Gaza cho đến khi Hamas bị đánh bại hoàn toàn. Nhóm vũ trang cũng bác bỏ khả năng hạ vũ khí và giải giáp Dải Gaza. Thỏa thuận ngừng bắn gần nhất giữa 2 bên được thống nhất là vào hồi tháng 1 nhưng đã đổ vỡ chỉ sau 2 tháng vì bất đồng. Các cuộc đàm phán sau đó do Ai Cập, Qatar và Mỹ làm trung gian vẫn chưa đạt được đột phá.

Có thể bạn quan tâm

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

null