Iran dọa tấn công cơ sở hạt nhân của Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao Iran tuyên bố, cơ quan tình báo nước này đã thu thập được nhiều thông tin về các cơ sở hạt nhân ngầm của Israel và sẽ tấn công chúng nếu Israel dám tập kích Iran.

iran.jpg
Các tên lửa đạn đạo của Iran. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tình báo Iran Esmail Khatib cho biết, nước này sẽ sớm công bố các nội dung tài liệu thu thập được, bao gồm thông tin liên quan đến các cơ sở hạt nhân chưa từng công khai và kế hoạch quốc phòng của Israel. Ngoài ra còn có các tài liệu chứa thông tin liên quan đến các quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi cho biết, thông tin mà Iran tuyên bố dường như đề cập đến lò phản ứng và cơ sở nghiên cứu hạt nhân Soreq của Israel đang được IAEA giám sát.

Hiện Israel chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên. Lâu nay, Israel luôn coi Iran (quốc gia ủng hộ Hamas ở Dải Gaza) là kẻ thù hàng đầu và đã nhiều lần đe dọa tấn công các cơ sở hạt nhân của nước này.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

Hàn Quốc nỗ lực xây dựng quan hệ với Trung Quốc

(GLO)- Kể từ ngày nhậm chức tân tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung đã có một loạt động thái quyết tâm lấy lại niềm tin của người dân xứ sở kim chi vào chính phủ, cũng như trong quan hệ quốc tế, trong đó có Trung Quốc, dù thực tế chính trị xã hội trong nước còn nhiều phức tạp.

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

'Giấc mộng Trung Hoa' về không gian

Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn 2 nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh. Đây là một phần trong các dự án khám phá không gian quy mô lớn của Trung Quốc, bao gồm thám hiểm Mặt trăng, sao Hỏa, phóng vệ tinh quan sát Trái đất và kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng.

null