Indonesia rải khoảng 29 tấn muối lên bầu trời nhằm giảm thiểu mưa giông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm đảm bảo cho Hội nghị G20 diễn ra thuận lợi và thành công, không bị ảnh hưởng bởi các hình thái thời tiết cực đoan, Indonesia đã rải khoảng 29 tấn muối lên bầu trời Bali. 

Đất nước này đã sử dụng công nghệ điều chỉnh thời tiết (TMC). Công nghệ này xác định được nơi cần rải lượng muối lớn nhất, cụ thể là các đám mây có thể tạo mưa. Hoạt động rải muối được tiến hành để đẩy nhanh quá trình ngưng tụ mưa ở những khu vực xung quanh địa điểm tổ chức hội nghị trước khi mưa xảy ra.

Các lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại lễ trồng cây lưu niệm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, ngày 16/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại lễ trồng cây lưu niệm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, ngày 16/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Các máy bay tiến hành hoạt động rải muối, xuất phát từ các căn cứ ở Lombok, bang Tây Nusa Tenggara và ở Banyuwangi, bang Đông Java.

Được biết 2 máy bay Casa 212 và CN 295 đã thực hiện ít nhất 28 chuyến bay để rải 29 tấn muối trên bầu trời khu vực Bali, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20.

Được biết, điều chỉnh thời tiết hay kiểm soát thời tiết là điều khiển hoặc sửa đổi có chủ đích môi trường nhằm làm thay đổi thời tiết. Hình thức biến đổi thời tiết phổ biến nhất là “gieo hạt mây” để tạo ra khả năng có mưa hoặc có tuyết, do đó điều tiết lượng cung nước ở địa phương. Điều chỉnh thời tiết cũng có thể được sử dụng để tránh những hiện tượng thời tiết gây thiệt hại như mưa đá hoặc bão.

Điều chỉnh thời tiết cục bộ xuất hiện từ thế kỷ 20. Kỹ thuật điều chỉnh khí hậu đã mở rộng hơn nữa khái niệm này. Kỹ thuật điều chỉnh khí hậu là thuật ngữ chung cho một số công nghệ cho phép can thiệp có chủ đích vào hệ thống khí hậu. Điều quan trọng nhất mà các công nghệ này sử dụng để chống lại biến đổi khí hậu và cảnh báo toàn cầu là xử lý CO2 và điều tiết ánh sáng mặt trời. Xử lý CO2 nhằm vào các khí nhà kính trong khí quyển. Điều tiết ánh sáng mặt trời nhằm để bù đắp tác động của khí nhà kính bằng cách giảm nhiệt hấp thụ bởi đất.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền báo chí thế giới tại Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của các Biên tập viên Truyền thông châu Âu - Mỹ Latinh và Caribe diễn ra tại thành phố Cartagena của Colombia.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 19-3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai đã nghiệm thu nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.