Ia Rtô: Đa dạng hình thức truyền thông về giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để giảm nghèo bền vững, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng truyền thông, thông tin chính sách đến với người dân. Nhờ vậy, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo được cải thiện rõ rệt, đời sống ngày càng được nâng lên.

Đưa thông tin hữu ích đến với người dân

Ngay sau khi có kết quả rà soát hộ nghèo, bà Nay H'Duin-Phó Trưởng thôn Phu Ma Nher 2 thông báo rộng rãi cho bà con thông qua hệ thống loa truyền thanh. Đầu năm 2023, buôn có 166 hộ với 623 khẩu, trong đó có 5 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo. Nhờ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, sự chung tay của toàn xã hội và ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân, cuối năm 2023, thôn có 2 hộ thoát nghèo và 2 hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. 2 hộ vươn lên thoát nghèo là gia đình bà Nay H'Nao và gia đình anh Ksor Uôn. Đây là những tấm gương cho ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.

Bà H'Duin cho hay: Các trường hợp thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu là do thiếu nguồn vốn, không có kinh nghiệm sản xuất hoặc thiếu cây-con giống. Vì vậy, tại các cuộc họp thôn, sau khi triển khai các văn bản của cấp trên, hệ thống chính trị thôn dành thời gian lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân, tuyên truyền, vận động bà con tham gia các lớp học nghề, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu cách làm hay, mô hình giảm nghèo hiệu quả và hỗ trợ nguồn lực phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ.

Với những hộ thiếu hụt tiêu chí về nhà ở, phương tiện sản xuất, hệ thống chính trị thôn lập danh sách đề nghị cấp trên hỗ trợ. Nhờ vậy, năm 2023, gia đình anh Uôn được hỗ trợ 1 căn nhà tình nghĩa và gia đình chị H'Nao được hỗ trợ 1 con bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo.

Bà Nay H'Duin (bìa trái)-Phó Trưởng thôn Phu Ma Nher 2 tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: V.C

Bà Nay H'Duin (bìa trái)-Phó Trưởng thôn Phu Ma Nher 2 tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: V.C

Cùng với 44 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gia đình anh Uôn góp thêm 40 triệu đồng để xây dựng căn nhà kiên cố. Anh Uôn chia sẻ: Nhờ được chính quyền địa phương tư vấn và giới thiệu việc làm, vợ chồng anh tìm được việc làm ổn định ở Đồng Nai. Sau 2 năm, cùng với số tiền tích góp, anh vay thêm Ngân hàng Chính sách Xã hội để có vốn đối ứng xây dựng nhà ở.

“Trước đây, tiền vốn gia đình thiếu hụt vì không có việc làm ổn định. Nay đi làm thường xuyên, gia đình tôi quyết tâm vay mượn thêm, góp vốn để xây căn nhà kiên cố. Tôi tranh thủ nghỉ phép 1 tuần về trông coi xây dựng rồi sẽ vào Đồng Nai làm tiếp, anh chị em ở nhà trông coi giùm. Thoát nghèo rồi, mục tiêu tiếp theo của gia đình là ra khỏi danh sách cận nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống”-anh Uôn bộc bạch.

Trong khi đó, đây là năm thứ 2 gia đình bà H'Nao nhận được sự hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo. Trước đó, năm 2022, gia đình bà được Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa hỗ trợ 1 căn nhà “Đại đoàn kết” trị giá 50 triệu đồng. Năm nay, bà tiếp tục được hỗ trợ thêm 1 con bò sinh sản làm sinh kế, tạo động lực vươn lên thoát nghèo.

Bà H'Nao vui mừng cho biết: “Không chỉ được hỗ trợ nhà ở và sinh kế, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến thôn thường xuyên thăm hỏi, động viên, hướng dẫn cách làm ăn. Hội Liên hiệp phụ nữ xã hỗ trợ hạt giống, hướng dẫn cách trồng rau xanh, hỗ trợ làm chuồng trại đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để phòng trừ dịch bệnh. Nhờ được “cầm tay chỉ việc”, năm nay, gia đình tôi quyết tâm thoát nghèo để nhường sự hỗ trợ cho người khác”.

Cũng theo Phó Trưởng thôn Phu Ma Nher 2, để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững thì trước tiên phải thay đổi nhận thức của người dân, để họ không còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Cách làm của hệ thống chính trị thôn là gần dân và nắm rõ từng hoàn cảnh khó khăn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ghi nhận những đề xuất để có sự hỗ trợ phù hợp. Chỉ có tạo động lực, niềm tin, hỗ trợ nhanh, kịp thời, đúng hoàn cảnh, đúng nhu cầu thực tế thì mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững và tránh nguy cơ tái nghèo.

Cùng với tuyên truyền trực tiếp, thông qua hệ thống loa truyền thanh, các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước được thông tin đến bà con đầy đủ, kịp thời. Những gương điển hình, cách làm hiệu quả trong giảm nghèo được giới thiệu thường xuyên để bà con học tập, áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình. Nhờ vậy, người dân dần thay đổi thói quen, nhận thức, biết tự lực vươn lên, chung tay cùng chính quyền địa phương xóa đói, giảm nghèo.

Đa dạng kênh thông tin tuyên truyền

Anh Ksor Mang-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Rtô-cho biết: Muốn xóa đói giảm nghèo trước tiên phải giảm nghèo thông tin cho người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên, liên tục, nội dung có trọng tâm, trọng điểm như thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; các chính sách hỗ trợ người dân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất; biểu dương các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để nhân rộng trong cộng đồng dân cư.

Định kỳ 11 giờ và 17 giờ hàng ngày, ngoài tiếp sóng chương trình truyền thanh của thị xã và Đài Tiếng nói Việt Nam, anh Mang phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã xây dựng bản tin về chương trình giảm nghèo phát trên hệ thống truyền thanh bằng cả 2 thứ tiếng Kinh và Jrai. Những thông tin quan trọng sẽ được phát đi phát lại nhiều lần để bà con nắm bắt đầy đủ. Với 6 cụm loa không dây được lắp đặt đều tại tất cả nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn, buôn, mọi thông tin đến với người dân đều nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất.

Hệ thống loa truyền thanh không dây được lắp đặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn Phu Ma Nher 2 giúp người dân tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác. Ảnh: Vũ Chi

Hệ thống loa truyền thanh không dây được lắp đặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng của buôn Phu Ma Nher 2 giúp người dân tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác. Ảnh: Vũ Chi

Cùng với hệ thống loa truyền thanh, xã Ia Rtô còn đẩy mạnh truyền thông trực tiếp thông qua các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, chi, tổ hội nghề nghiệp hay thông qua “Ngày thứ 5 cơ sở”. Theo chị Mang Thị Tuyết Như-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã, chị em rất cần thông tin về nguồn vốn vay, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi… Vì vậy, chị cùng với Ban Chấp hành Hội thường xuyên tìm hiểu những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên báo chí, mạng xã hội để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt; phối hợp với lực lượng Công an, Tư pháp, Ngân hàng tuyên truyền cho hội viên phụ nữ tránh xa “tín dụng đen”, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi ngân hàng cũng như vận động chị em tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi.

Một trong những thành công trong công tác tuyên truyền của Hội năm 2023 là đã nhân rộng câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm mua bảo hiểm y tế” tại 2 buôn Phu Ma Miơng và Jứ Ama Nai với 56 thành viên. Thông qua câu lạc bộ, chị em nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm y tế, từ đó tự nguyện tiết kiệm chi tiêu để mua bảo hiểm y tế cho bản thân cũng như gia đình; đồng thời, vận động người thân, bà con hàng xóm cùng tham gia. Nhờ vậy, năm 2023, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã tăng từ 44,12% lên 87,35%, đạt chỉ tiêu đề ra.

Kinh tế của Ia Rtô chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Sự thay đổi lớn nhất của bà con nông dân thời gian qua là đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường liên kết trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Điển hình có mô hình liên kết trồng ớt lai F1 số 20 và mô hình thí điểm giống mì HN1. Mô hình liên kết sản xuất cây thuốc lá và mía vẫn tiếp tục duy trì từ nhiều năm nay, phát huy hiệu quả khá tốt.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan Tấn Sỹ cho biết: Khi triển khai các mô hình thí điểm, chúng tôi đặc biệt chú trọng thông tin đến người nông dân quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia để họ có cơ sở quyết định. Trong quá trình triển khai, Hội cùng cán bộ kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch hại giúp bà con yên tâm sản xuất. Khi thu hoạch, Hội tổ chức hội thảo đầu bờ để bà con tham quan, học hỏi.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, khi tận mắt chứng kiến hiệu quả mô hình, được nghe chính người trong cuộc chia sẻ kinh nghiệm, bà con nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu, áp dụng vào điều kiện thực tế gia đình mình, từ đó hình thành tư duy sản xuất mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, làm ăn.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Lê Ngọc Long nhận định: Nếu như trước đây, người dân ít quan tâm hoặc khó tiếp cận nguồn thông tin thì với sự phát triển của công nghệ hiện nay, ai cũng có thể cập nhật thông tin mọi lúc mọi nơi. Chính quyền địa phương phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể, hệ thống chính trị thôn, buôn thường xuyên sâu sát cơ sở để nắm tình hình, hỗ trợ người dân kịp thời.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, xã phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng tin, bài tuyên truyền về công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế, những mô hình sản xuất hiệu quả, những tấm gương vượt khó thoát nghèo để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.

Nhờ tiếp cận được nhiều nguồn thông tin qua các phương tiện truyền thông, báo chí, đài phát thanh, mạng xã hội, người dân đã biết vận dụng vào đời sống và sản xuất, mạnh dạn vay vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, cuối năm 2023, xã chỉ còn 12 hộ nghèo, chiếm 1,25% và 53 hộ cận nghèo, chiếm 5,53%, giảm 12 hộ cận nghèo và 13 hộ cận nghèo so với đầu năm, vượt chỉ tiêu đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.