Hướng về miền Trung yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các tỉnh khu vực miền Trung nước ta đã và đang hứng chịu những tai họa khủng khiếp từ thiên tai, dịch bệnh khiến cho người dân lao đao không kịp trở tay, khó khăn chồng chất khó khăn.

Sau mùa dịch Covid-19 kéo dài, mọi người chưa kịp hồi sức thì bão lũ tràn về trắng đồng trắng bãi, đẩy cuộc sống của hàng triệu người dân miền Trung lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, nhiều gia đình rơi vào cảnh tang thương. Dù đã được dự báo trước là mưa bão năm nay có nhiều bất thường và khốc liệt nhưng tất cả sự đề phòng, chuẩn bị đối phó cũng không thể nào lường hết được sức tàn phá của thiên tai.

Bắt đầu bằng sự tác động của hoàn lưu áp thấp trên Biển Đông vào đất liền từ ngày 7-10 vừa qua gây mưa lớn 500-700 mm ở các tỉnh miền Trung (từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình), phổ biến từ 500 đến 700 mm; nước trên các sông suối từ Bình Định đến Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình lên rất nhanh, vượt mức báo động 3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các địa phương trong khu vực. Đến ngày 13 và 14-10, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (cơn bão số 7) tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung. Theo thống kê sơ bộ, đến ngày 12-10, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có gần 110 ngàn hộ dân, trên 206 xã, phường bị ngập; nhiều tuyến quốc lộ bị ngập và sạt lở, kể cả quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam nhiều điểm bị ngập nước và hư hại làm gián đoạn giao thông; nhiều khu vực dân cư bị cô lập. Có 23 người chết và 18 người mất tích vì lũ lụt. Có 4.500 ha lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; 2.100 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, hàng trăm ngàn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi… Nhiều địa phương bị mất điện. Học sinh, sinh viên vùng bị ngập nặng ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi phải nghỉ học.

Hiện nay, cả nước đang hướng về Thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên-Huế), nơi đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng trong đợt lũ vừa qua khiến 17 công nhân mất tích. Sau đó, đêm 12-10, đoàn cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 4 cùng với chính quyền địa phương vào cứu trợ lại gặp phải biến cố sạt lở tiếp tục khiến thêm 13 cán bộ, chiến sĩ bị mất tích, trong đó có Phó Tư lệnh Quân khu 4. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được các lực lượng Quân đội, Công an và chính quyền địa phương, nhân dân trong vùng khẩn trương tiếp cận bằng mọi khả năng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo cứu trợ, cứu nạn người mất tích. Bộ Quốc Phòng, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã điều động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cùng với tổ bay trực thăng của Trung đoàn 930 thực hiện bay tiếp tế và tìm kiếm các nạn nhân mất tích.

Trước tình hình diễn biến phức tạp trong đợt mưa lũ ở miền Trung, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống thiên tai cùng các bộ, ban ngành và địa phương cùng lực lượng Quân đội, Công an đã tổ chức sơ tán, di dời hàng vạn hộ dân từ vùng ngập lụt đến nơi an toàn; lực lượng chức năng đã hoạt động không kể ngày đêm để đảm bảo trật tự trị an, bảo vệ tài sản của nhân dân trong đợt thiên tai này. Hoạt động hỗ trợ, cứu trợ đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi lũ lụt đang được các tổ chức và cá nhân nỗ lực huy động mọi nguồn lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp cũng đã kịp thời hỗ trợ vật chất đến vùng bị lũ lụt. Ngày 13-10, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Trung ương MTTQ Việt Nam đã kêu gọi các đại biểu và người dân Thủ đô tham gia ủng hộ người dân miền Trung bị thiệt hại do thiên tai.

Hiện tượng lũ chồng lũ, bão chồng bão thời gian qua ở khắp miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và của cho đồng bào ta; công tác cứu hộ, cứu nạn còn đang nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích ở Thừa Thiên-Huế. Tuy nhiên, thiên tai vẫn chưa dừng lại. Sau bão số 7, theo dự báo thì ngoài Biển Đông đang hình thành áp thấp, có thể mạnh lên thành cơn bão số 8 hướng vào đất liền nước ta. Nhiều khu vực miền Trung tiếp tục có mưa lớn, nước sông dâng cao, các vùng thượng lưu, nước sông suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường trong lòng đất (có 4 cơn động đất nhẹ ở miền núi Quảng Ngãi), có thể xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Dự báo tình hình mưa bão, lũ lụt còn diễn biến phức tạp trong thời gian đến, đồng bào miền Trung đang vật lộn để ứng phó thiên tai, khó khăn chồng chất khó khăn.

Hơn lúc nào hết, người dân khúc ruột miền Trung đang rất cần sự hỗ trợ của cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài về vật chất và tinh thần để vượt qua thời điểm khó khăn này. Vì đồng bào miền Trung ruột thịt với tinh thần “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần có hành động thiết thực giúp đỡ người dân vùng bão lũ.

 BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.