Hướng đến giá trị bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Cà phê phải là cà phê” là thông điệp mà các nhà sản xuất, chế biến cà phê ở Gia Lai đang hướng đến ngay trên chính vùng đất sản sinh ra loại nông sản-thức uống nổi tiếng này...

Đẩy mạnh mô hình nông trại xanh

Vài năm trở về trước, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (TP. Pleiku) là một trong số ít doanh nghiệp tiên phong hợp tác với nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông xây dựng mô hình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn UTZ. Gần đây nhất, Công ty Vĩnh Hiệp tiếp tục  phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức xây dựng mô hình cà phê tái canh bền vững tại huyện Đak Đoa và Chư Pah và cam kết bao tiêu sản phẩm đạt chất lượng sau thu hoạch.

 

 

Tương tự, Nông trường Cà phê 706 (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) đã sớm bắt tay vào sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Đây là bước đi cần thiết và bắt buộc nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới. Khi sản xuất theo mô hình 4C, người trồng phải canh tác dựa trên những tiêu chuẩn về kinh tế, môi trường, xã hội nhằm từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, cải thiện hình ảnh-chất lượng cà phê Việt Nam. Sau thời gian thay đổi phương thức canh tác, cây cà phê đã tăng khả năng kháng sâu bệnh; năng suất, chất lượng sản phẩm tăng từ 1 đến 1,5 lần so với trước đây; tỷ lệ hạt trên sàng 16, 18 đạt tới 50%, đáp ứng tiêu chuẩn thu mua xuất khẩu.

Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành chuỗi hợp tác doanh nghiệp-nông dân ngay tại vùng nguyên liệu là một xu thế tất yếu nhằm đảm bảo tính liên kết, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cũng như gia tăng giá trị kinh tế cho sản phẩm. Đơn cử như mô hình Tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững Đoàn Kết (thôn 4, xã Chư Á, TP. Pleiku) với tổng diện tích canh tác 20 ha. Là một trong 12 thành viên của tổ, nông dân Nguyễn Hữu Luật nhận thấy những thay đổi rõ rệt của vườn cây gia đình sau khi thay đổi phương thức canh tác. “Trước đây, càng sử dụng phân bón, thuốc hóa học thì đất càng nhanh bạc màu, cây nhiều sâu bệnh hơn mà sản lượng không tăng mấy. Từ khi dùng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, việc chăm sóc 1 ha cà phê khỏe hơn vì giảm được tiền thuê nhân công, cây sinh trưởng tốt và ít sâu bệnh hơn trước, dự đoán cuối năm thu về khoảng 5 tấn nhân”-ông Luật bộc bạch.

Đưa cà phê về giá trị nguyên bản

“Sạch từ nông trại đến bàn ăn” là xu hướng tất yếu của thị trường cà phê hiện nay. Sự xuất hiện rất nhiều tiệm cà phê, cơ sở chế biến, rang xay cà phê  nguyên chất cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến tiêu dùng, hướng đến thị trường sản phẩm cà phê sạch, ngon, đảm bảo sức khỏe.

Là một người yêu thích loại  đồ uống nổi tiếng này, ông Trần Văn Đô (37/3 Phan Đăng Lưu, TP. Pleiku) mong muốn đưa sản phẩm cà phê trở về với giá trị nguyên bản của nó. Bắt tay vào gây dựng cơ sở rang xay, chế biến cà phê Thành Đô tại Pleiku, ông giữ nguyên quan điểm rang xay theo phương pháp truyền thống, 100% sản phẩm là cà phê nguyên chất, nói không với  chất tạo vị, tạo mùi hóa học. Bằng cái tâm của người sản xuất cộng với niềm đam mê dành cho cà phê, ông Đô tự mình cải tiến, chế tạo ra hệ thống máy rang cà phê khép kín, giữ nguyên quy trình mỗi mẻ rang 2 giờ/40 kg nhân nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm, giữ được màu sắc, hương vị tự nhiên, thuần khiết nhất.

Việc lựa chọn những hạt cà phê Robusta, Arabica, Culi được trồng theo quy trình hữu cơ trên đất Gia Lai để rang xay, cho ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Theo quan điểm của ông Đô, mình sống trên xứ cà phê, chất lượng cà phê Gia Lai không thua kém nơi nào thì tại sao phải uống cà phê độn. Với 2 dòng sản phẩm chủ đạo là cà phê Robusta nguyên chất, cà phê Arabica+Robusta+Culi đặc biệt, các sản phẩm đưa ra thị trường đã được xác nhận 100% là cà phê, kiểm nghiệm bởi Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm khu vực Tây Nguyên (thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên). Mặc dù là tân binh trên thị trường nhưng cà phê Thành Đô đã đến tay các khách hàng khó tính ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.