Hướng dẫn tổ chức hoạt động thể thao trường học tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 1-4, tại Sân vận động Pleiku (tỉnh Gia Lai), Hội Thể thao học sinh Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam) đã tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động thể thao trong trường học thông qua chương trình “Bóng đá không giới hạn”.

Dự khai mạc có các ông: Nguyễn Thanh Đề-Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Thể thao học sinh Việt Nam; Phạm Văn Tuấn-nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủ tịch Hội Thể thao học sinh Việt Nam; Phạm Ngọc Viễn-Trưởng ban cấp phép, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; Trần Bá Công-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai; Nguyễn Văn Ý-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai; cán bộ điều phối chương trình của UNICEF Việt Nam.

Quang cảnh tập huấn. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh tập huấn. Ảnh: Mộc Trà

Tại buổi tập huấn, 70 cán bộ quản lý giáo dục bậc Tiểu học, THCS và giáo viên Giáo dục thể chất đến từ 7 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đak Lak, Bình Định, Ninh Thuận và Vĩnh Long đã được các chuyên gia thông tin về chương trình “Bóng đá không giới hạn”; các văn bản quy định mẫu về tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở; hướng dẫn tổ chức và thực hành kỹ năng tổ chức câu lạc bộ thể thao trong trường học các cấp…

Phát biểu khai mạc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất Nguyễn Thanh Đề cho hay: Triển khai tổ chức các hoạt động thể thao trong trường học là một trong những hoạt động được Bộ GD-ĐT tạo cùng với Hội Thể thao học sinh Việt Nam rất quan tâm với mục đích đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em, học sinh. Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Hội Thể thao học sinh Việt Nam phối hợp với UNICEF Việt Nam triển khai chương trình “Bóng đá không giới hạn” với mục tiêu thu hút sự quan tâm của công chúng, lan tỏa thông điệp tích cực về bình đẳng cho trẻ em. Theo đó, tháng 11-2022, UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ 5.000 quả bóng đá cho Sở GD-ĐT của 11 tỉnh để phân phát về các trường tiểu học, THCS liên quan nhằm tổ chức các trận bóng đá phong trào trong trường học.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, mục tiêu của chương trình tập huấn lần này nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thể thao cho đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất, cán bộ quản lý giáo dục; giúp họ cập nhật kiến thức và kỹ năng để xây dựng câu lạc bộ thể thao trong trường học thông qua hoạt động “Bóng đá không giới hạn”.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai Trần Bá Công cũng nhấn mạnh vai trò của Giáo dục thể chất trong trường phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kỹ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, biết lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực… Phong trào thể thao trường học cũng là bộ phận quan trọng của nền thể dục-thể thao nước nhà. Vì thế, phát triển phong trào thể thao trường học phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn, có lộ trình triển khai, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Chiều cùng ngày, các đại biểu và học viên sẽ đến tham quan, tìm hiểu về công tác tổ chức, điều hành tại Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.
Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

(GLO)- Song song với các tiết học chính khóa, nhiều trường học tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tổ chức ngoại khóa tiếng Anh nhằm tạo môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng nghe-nói cũng như thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ trong nhà trường.