Hợp tác quốc tế xây dựng Công viên địa chất Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 23.7, UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Viện Nghiên cứu châu Âu (Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) và Quỹ FNF (Đức) tổ chức hội nghị hợp tác quốc tế phát huy giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu và du lịch bền vững tỉnh Phú Yên.
 

Triển vọng thành công viên địa chất

Các nhà khoa học UNESCO đánh giá Phú Yên có tiềm năng và triển vọng trở thành công viên địa chất, hướng đến danh hiệu của UNESCO. Tỉnh này hội tụ ba giá trị di sản chính để tạo thành công viên địa chất tiềm năng, đó là di sản địa chất, di sản văn hóa và đa dạng sinh học. Đặc biệt, Phú Yên có đặc trưng đá biến chất cổ khoảng 2,5 tỉ - 542 triệu năm trước, các công trình kiến trúc thể hiện giao thoa văn hóa Chăm - Việt - Hoa - châu Âu, các hệ sinh thái cát ven biển, đầm phá, rạn san hô phong phú.

 

 Gành Đá Đĩa sẽ nằm trong đề án phát triển Công viên địa chất Phú Yên. Ảnh: Trần Quới
Gành Đá Đĩa sẽ nằm trong đề án phát triển Công viên địa chất Phú Yên. Ảnh: Trần Quới


Ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết hiện tỉnh xác định mục tiêu xây dựng Công viên địa chất Phú Yên hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản; phát triển kinh tế - xã hội bền vững, dựa trên danh hiệu Công viên địa chất quốc gia và toàn cầu; góp phần tạo bước đột phá cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, kết nối Phú Yên với các đối tác trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

“Việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO là một công việc công phu, vì vậy thông qua Hội nghị hợp tác quốc tế phát huy giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu và du lịch bền vững, là dịp để tỉnh lắng nghe các ý kiến, kinh nghiệm quý báu của đại biểu đến từ các cơ quan chuyên môn, địa phương thuộc Mạng lưới Công viên địa chất quốc gia, các chuyên gia, nhà khoa học nhiều lĩnh vực”, ông Mỹ nói.

Tại hội nghị, Giáo sư Guy Martini, Tổng thư ký Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, đánh giá: “Công viên địa chất tiềm năng Phú Yên có tầm quan trọng đặc biệt về di sản địa chất. Ở đây có sự đa dạng tuyệt vời của đá granit hình thành từ 250 triệu năm trước. Nổi bật là Gành Đá Đĩa, Hòn Yến, Bãi Môn - Mũi Điện, tháp Nhạn… Về mặt giá trị di sản, bao gồm di sản địa chất, tự nhiên, văn hóa, phi vật thể, Phú Yên có đầy đủ tiềm năng để phát triển một đề án Công viên địa chất toàn cầu UNESCO”.

Theo ông Trương Quang Quý, Giám đốc Bảo tàng địa chất, khu vực dự kiến thành lập Công viên địa chất Phú Yên có diện tích 1.575 km2 bao gồm TP.Tuy Hòa, TX.Sông Cầu, TX.Đông Hòa, H.Tuy An và một phần H.Phú Hòa, H.Sơn Hòa.

Phát huy giá trị của di sản địa chất

Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch nông nghiệp nông thôn, cho rằng xây dựng công viên địa chất toàn cầu sẽ đáp ứng được hai mục tiêu lớn vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị của di sản địa chất. Trong đó, tỉnh Phú Yên phải xem phát triển du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát huy di sản, phát triển công viên địa chất. Tỉnh cần tận dụng lợi thế đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch biển, sinh thái ở cao nguyên, đồng bằng, ven biển, đảo, phát triển rừng, cây trồng lương thực phù hợp, đảm bảo môi trường, phát triển bền vững khu vực dự kiến thành lập công viên địa chất. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, đội ngũ quản lý về giá trị của công viên địa chất.

Còn TS Bùi Việt Hưng, Viện Nghiên cứu châu Âu, khẳng định: “Công viên địa chất toàn cầu là chất xúc tác để phát triển du lịch bền vững”. Theo TS Hưng, đóng góp của du lịch hiện rất quan trọng tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội ở VN nói chung, Phú Yên nói riêng. Khi được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu Phú Yên sẽ định vị được thương hiệu uy tín tầm cỡ quốc tế để bảo tồn di sản, thu hút khách du lịch, giúp cộng đồng dân cư gắn kết hơn, tạo được công ăn việc làm cho người dân.

Theo TS Hưng, trước mắt, tỉnh Phú Yên cần làm tốt công tác lập quy hoạch chi tiết, đầu tư hạ tầng thiết yếu để hình thành các khu du lịch ẩm thực mang thương hiệu, đặc trưng Phú Yên trên địa bàn TP.Tuy Hòa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, Vũng Rô. Bên cạnh đó, phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; hoàn thiện cơ sở hạ tầng, áp dụng chuyển đổi số đáp ứng lượng khách gia tăng khi Phú Yên được phê duyệt là Công viên địa chất toàn cầu.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết thiên nhiên và lịch sử hình thành đã ban tặng cho tỉnh Phú Yên những tài nguyên địa chất độc đáo, những di sản văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc và hệ sinh thái có ý nghĩa nhân loại. Những gì mà tỉnh Phú Yên cần làm sẽ là phát huy đúng hướng các giá trị này một cách toàn diện, có hiệu quả kinh tế cao với tầm nhìn dài hạn và bền vững, thông qua việc lựa chọn các mô hình và chiến lược phát triển phù hợp. Hiện nay, Phú Yên đang thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Yên quy hoạch chi tiết, xây dựng Đề án Công viên địa chất Phú Yên.

Theo ĐỨC HUY (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.