Hơn 52 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, hoàn thiện lưới điện Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Điện lực Pleiku triển khai đầu tư hoàn thiện lưới điện, đồng thời đầu tư lưới điện thông minh trên địa bàn thành phố; tổng kinh phí cho các hạng mục hơn 52 tỷ đồng. 
Công nhân Điện lực Pleiku kiểm tra lưới điện trên địa bàn thành phố. Ảnh: Hà Duy

Công nhân Điện lực Pleiku kiểm tra lưới điện trên địa bàn thành phố. Ảnh: Hà Duy

Cụ thể, Điện lực Pleiku đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để triển khai đầu tư 7,8 km đường dây trung áp; gần 31 km đường dây hạ áp; 28 trạm biến áp và 28 km đường dây dây chống sét nhằm hoàn thiện lưới điện trên địa bàn TP. Pleiku. Tổng mức đầu tư các hạng mục này là 38,6 tỷ đồng.

Đồng thời, theo kế hoạch năm 2023, Điện lực Pleiku sẽ đầu tư hơn 14 tỷ đồng để triển khai lưới điện thông minh (DAS) gồm 9 Recloser, 4 LBS, mua sắm phần mềm và lắp đặt cấu hình truyền thông tại trung tâm điều khiển nhằm tiết kiệm được thời gian, nhân lực và vật lực, nâng cao năng suất lao động, giải quyết sự cố an toàn và nhanh chóng.

Được biết trước đó, Điện lực Pleiku đã cải tạo và xây dựng mới 61 km đường dây trung áp; 73 km đường dây hạ áp; 69 trạm biến áp; 32 km đường dây dây chống sét, lắp đặt 34 thiết bị đóng cắt với tổng số vốn đầu tư gần 108 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.