Hơn 150 nghệ nhân tham gia liên hoan cồng chiêng xã Đak Djrăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 31-8, UBND xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã tổ chức Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ I, năm 2023.
Tham gia liên hoan có 5 đội với hơn 150 nghệ nhân của 5 làng trên địa bàn xã. Ảnh: Minh Hiển

Tham gia liên hoan có 5 đội với hơn 150 nghệ nhân của 5 làng trên địa bàn xã. Ảnh: Minh Hiển

Tham gia liên hoan có 5 đội với hơn 150 nghệ nhân của 5 làng trên địa bàn xã. Với sự chuẩn bị chu đáo cùng sự tập luyện tích cực, các đội đã đem đến cho khán giả những tiết mục cồng chiêng và những điệu múa xoang độc đáo, mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên. Ngày hội đã tạo nên một “bữa tiệc” cồng chiêng đặc sắc, độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách yêu văn hóa dân tộc truyền thống đến thưởng thức.

Bên cạnh đó, các thôn, làng cũng tham gia thi đấu một số môn thể thao dân gian như kéo co, nhảy bao bố.

Liên hoan văn hóa cồng chiêng xã Đak Djrăng không chỉ mang đến giá trị tinh thần mà còn là dịp để các cộng đồng dân tộc Bahnar tại đây giao lưu, chia sẻ, gìn giữ giá trị văn hóa, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các thôn, làng.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.