Hội viên danh dự: “Luồng gió mới” trong phong trào phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, một số Hội Phụ nữ cơ sở trong tỉnh Gia Lai tiến hành kết nạp hội viên danh dự là nam giới. Sự tham gia của “phái mạnh” mang đến một “luồng gió mới” cho phong trào phụ nữ tại các địa phương.

Đây cũng là một trong những điểm mới của Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022-2027), trong đó, việc phát triển hội viên danh dự được mở rộng và có thể công nhận hội viên là nam giới.

Nhiều nam giới trở thành hội viên danh dự của các Hội Phụ nữ trong tỉnh. Ảnh: M.C

Nhiều nam giới trở thành hội viên danh dự của các Hội Phụ nữ trong tỉnh. Ảnh: M.C

Hội LHPN huyện Đak Pơ là đơn vị đầu tiên trong tỉnh công nhận hội viên danh dự là nam giới vào tổ chức Hội. Hiện đã có 20 nam giới trở thành hội viên Hội LHPN các xã của huyện Đak Pơ. Chị Bùi Thị Minh Dương-Chủ tịch Hội LHPN xã Phú An-cho biết: “Tháng 6 vừa qua, Hội LHPN xã đã công nhận 5 hội viên nam là những người làm nông, buôn bán. Dù không giữ chức vụ gì trong chính quyền nhưng các anh luôn tích cực hỗ trợ chị em trong nhiều hoạt động. Có người còn là Mạnh Thường Quân trong các hoạt động nhân đạo từ thiện. Các anh luôn tạo điều kiện để vợ tham gia công tác xã hội. Vì vậy, chúng tôi hy vọng tiếng nói và hành động của những hội viên danh dự sẽ thuyết phục được nhiều người, nhất là giúp cho “phái mạnh” có sự nhìn nhận tích cực về vai trò của phong trào phụ nữ, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ”.

Là hội viên danh dự của Hội LHPN xã Phú An, anh Vũ Văn Việt (đội 5, thôn An Quý, xã Phú An) cho hay: “Tôi kinh doanh buôn bán và có thêm nghề nuôi yến. Thời gian rảnh rỗi, tôi cũng tham gia các hoạt động của chị em. Thời gian đầu, tôi tham gia với mục đích vui là chính nhưng qua đó cũng nhận thấy có nhiều hoạt động rất ý nghĩa. Vì vậy, khi được công nhận là hội viên danh dự, tôi ý thức trách nhiệm một cách nghiêm túc hơn. Phụ nữ cũng có nhiều vấn đề cần sự chia sẻ của nam giới, ví dụ các ông chồng tạo điều kiện cho vợ tham gia công tác xã hội, chia sẻ việc nhà với vợ cũng là cách đóng góp cho sự tiến bộ của phụ nữ”.

Bà Nguyễn Thị Liên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ-cho biết: Việc công nhận hội viên nam đã tạo một “luồng gió mới” trong hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương. Theo quan điểm chỉ đạo của chúng tôi, việc kết nạp hội viên danh dự là nam phải thực sự ý nghĩa, có những đóng góp thiết thực cho phong trào phụ nữ chứ không phải công nhận chỉ để cho có.

Mỗi địa phương đều có sự “chọn mặt gửi vàng” trong việc chọn hội viên danh dự, song đó đều là những người có uy tín, có những đóng góp tích cực để gia tăng sức mạnh cho Hội Phụ nữ. Huyện Krông Pa cũng đã có 2 đơn vị công nhận hội viên nam là Hội LHPN thị trấn Phú Túc và Hội LHPN xã Ia Rmok.

Chị Nguyễn Thị Ly Na-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Rmok-cho hay: Xã có 98% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Jrai. Nhiều hoạt động, phong trào rất cần tiếng nói của những người có uy tín tại cộng đồng. Do đó, việc công nhận hội viên nam là những già làng uy tín, trưởng thôn, công an viên, bí thư chi bộ thôn… đã góp phần gia tăng sức mạnh cho Hội trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là trong các vấn đề liên quan đến xóa bỏ tập tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Chị Na chia sẻ: “Đến nay, Hội LHPN xã đã công nhận 10 hội viên danh dự là nam. Đây là những người có kinh nghiệm trong công tác vận động, tuyên truyền. Thực tế, trước khi kết nạp vào Hội, đội ngũ này cũng đã giúp sức cho phụ nữ rất nhiều. Ví dụ, các anh đã tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc bạo lực gia đình, tảo hôn ở địa phương. Do đó, việc kết nạp nam giới cũng góp phần để chúng tôi thực hiện thành công khâu đột phá về xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số hoạt động vững mạnh, hiệu quả”.

Tại huyện Chư Păh, Hội LHPN xã Nghĩa Hưng vừa công nhận 27 hội viên danh dự; Hội LHPN thị trấn Phú Hòa công nhận 13 hội viên. Còn tại TP. Pleiku, Hội LHPN phường Yên Thế cũng đã công nhận 59 hội viên nam là những người có uy tín trên địa bàn phường. Sự tham gia của nam giới vào các hoạt động Hội Phụ nữ sẽ góp phần thu hút sự quan tâm, đồng hành của “phái mạnh” trong phong trào phụ nữ. Qua đó góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, nhất là tiến tới mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).