Hội thảo khoa học di tích “Đền thờ Tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Phan Hữu Phàn” tại xã Phú Cần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 20-12, tại UBND xã Phú Cần, UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thảo khoa học di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ Tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Phan Hữu Phàn” có địa chỉ tại thôn Thắng Lợi và buôn Thim, xã Phú Cần.

Tham dự hội thảo về phía tỉnh Gia Lai có đại diện Ban Tôn giáo tỉnh; Bảo tàng tỉnh; Phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch). Về phía huyện Krông Pa có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy; lãnh đạo Ủy ban MTTQ huyện và các phòng, ban liên quan; lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Phú Cần và thị trấn Phú Túc; cấp ủy, chính quyền thôn Thắng Lợi và buôn Thim cùng các nhân chứng và các nhà khoa học. Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa Nguyễn Tiến Đãng chủ trì hội thảo.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Ngọc

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Ngọc

Tại hội thảo, thay mặt đơn vị tư vấn ông Lưu Hồng Sơn-viên chức Bảo tàng tỉnh đã trình bày tổng quát hồ sơ khoa học di tích “Đền thờ Tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Phan Hữu Phàn”.

Theo hồ sơ khoa học di tích, Đền thờ Tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Tiền hiền Phan Hữu Phàn được người dân nơi đây xây dựng, chăm sóc, bảo vệ, duy trì từ 80 năm qua. Đây là những bằng chứng hiếm hoi, tiêu biểu tại Krông Pa hiện còn, ghi dấu lịch sử khai hoang lập làng của người Kinh tại phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, đồng thời là sự thể hiện thành quả lao động, sáng tạo, nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng địa phương. Ngày giỗ tiền hiền diễn ra tại đền được dân làng và chính quyền địa phương duy trì đều đặn hàng năm, trở thành ngày hội lớn của làng, bởi nơi này không phải chỉ dành để thờ cúng một người, mà là nơi quy tụ tất cả những người đã đến sinh sống và qua đời tại đây, đồng thời cũng được xem là ngày kỷ niệm thành lập làng.

Vì thế lễ cúng giỗ hàng năm tại Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và lãnh đạo địa phương từ cấp thôn, xã đến huyện và cả những người nơi khác đi qua. Điều này thế hiện một cách sinh động nét đẹp "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Hội thảo đã nhận được hàng chục ý kiến góp ý của các đại biểu, các nhà khoa học, nhân chứng, các đơn vị liên quan về một số nội dung liên quan đến hồ sơ, như: Tên gọi di tích, lý lịch di tích, khu vực khoanh vùng bảo vệ, tập ảnh, bản vẽ, định hướng phát huy giá trị của di tích… Những ý kiến góp ý có giá trị, tâm huyết của các vị đại biểu là cơ sở giúp UBND huyện Krông Pa hoàn thiện bộ hồ sơ xếp hạng di tích có chất lượng cao, xứng tầm với giá trị lịch sử của di tích.

Hội thảo được tổ chức nhằm ghi ơn công lao của những người đã có công khai hoang lập làng người Kinh (làng Phú Cần) đầu tiên tại vùng Krông Pa xưa-được dân làng gọi là các "Tiền hiền". Tiêu biểu là cụ Phan Hữu Phàn từ huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên lên Phú Cần khai hoang lập làng vào năm 1925. Đồng thời, giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc cho các thế hệ trẻ xã Phú Cần nói riêng và huyện Krông Pa nói chung, đề cao tinh thần, trách nhiệm cộng đồng, xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

Xe Thư viện lưu động phục vụ gần 800 học sinh tại Kông Chro

(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.