Hội thảo Di tích lịch sử điểm máy bay bị thiếu niên Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-10, tại xã Ia Hrung, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học Di tích lịch sử điểm máy bay bị thiếu niên Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung, huyện Ia Grai bắn rơi.

Chủ trì hội thảo khoa học có các ông: Trần Ngọc Nhung-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh; Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai.

z5941880137534-200fed5680a50d41b41c702d2cee41d3-3792.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: P.D

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Ia Grai; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh, huyện, xã; nhà nghiên cứu và nhân chứng lịch sử.

Dự thảo hồ sơ lý lịch di tích gồm 13 nội dung: Tên gọi di tích; địa điểm và đường đến di tích; phân loại di tích; sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm của di tích; sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích; khảo tả di tích; sơ đồ phân bố di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích; thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phương hướng bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kết luận; tài liệu tham khảo; nhân chứng.

z5941877663573-1ef09c5518cd12ed0b599a6f833e91b5-5688.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân-nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh tham gia ý kiến tại hội thảo. Ảnh: P.D

Theo đó, về tên gọi được đề xuất là “Địa điểm máy bay Mỹ bị Puih Glớ cùng du kích xã Ia Hrung bắn rơi”. Di tích thuộc làng Maih (xã Ia Hrung) và thuộc loại hình di tích lịch sử. Các nhân chứng đều thống nhất: Có 3 du kích liên quan trực tiếp đến việc bắn hạ chiếc trực thăng Mỹ ngày 12-5-1970 ngay trên chính quê hương mình. Cả 3 du kích đều người Jrai, đều ở làng Maih và đều đã mất.

Xác chiếc máy bay trực thăng bị du kích làng Maih bắn hạ không còn hiện hữu, sau ngày 12-5-1970. Địa điểm máy bay Mỹ bị du kích làng Maih bắn rơi năm 1970 hiện là bãi đất trống. Cho đến trước năm 2024, các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và huy gía trị di tích chưa chính thức được đặt ra, trừ một số văn bản mang tính thủ tục nhằm tiến đến việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị UBND tỉnh công nhận nơi này là di tích cấp tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia ý kiến nhằm làm rõ thông tin về du kích Puih Glớ; tên gọi di tích; thời gian, địa điểm du kích xã bắn rơi máy bay Mỹ… Theo đó, các ý kiến đều thống nhất với tên gọi: Di tích lịch sử địa điểm máy bay Mỹ bị du kích Puih Glớ (B6) và đồng đội bắn rơi năm 1970.

z5941883022622-1406e01150d710c2141ae54b4f7a3bea-9417.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: P.D

Kết luận hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh nhấn mạnh về ý nghĩa lịch sử của sự kiện du kích Puih Glớ cùng đồng đội bắn rơi máy bay Mỹ và việc di tích được công nhận sẽ trở thành “địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Do đó, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh đề nghị, đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến của đại biểu tại hội thảo, nghiên cứu những nội dung phù hợp, sớm hoàn chỉnh hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.