“Hồi sinh” pin lithium-ion đã cạn kiệt mở ra triển vọng giảm đáng kể lượng rác thải điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa công bố một phương pháp mới có khả năng “hồi sinh” những viên pin lithium-ion đã cạn kiệt, qua đó mở ra triển vọng giảm đáng kể lượng rác thải điện tử từ xe điện và nhu cầu sản xuất pin mới.

hoi-sinh-pinn.jpg
Hồi sinh khối pin lithium đã cạn kiệt. (Ảnh: Scientific American)

Theo nhận định của giáo sư Chenguang Liu tại Đại học Giao thông Tây An -Liverpool, đây là ý tưởng “đầy hứa hẹn”. Tuy vậy, ông lưu ý rằng phương pháp mới vẫn còn một số thách thức, chẳng hạn như phải đảm bảo tương thích với nhiều loại chất hóa học liên quan tới pin khác nhau, và quan trọng hơn, là phải kiểm định an toàn cho các quả pin đã được hồi sinh.

Nhà hóa học Yue Gao tại Đại học Phục Đán cùng các cộng sự đã sử dụng một mô hình AI được huấn luyện dựa trên các quy luật hóa học, kết hợp với cơ sở dữ liệu các phản ứng điện hóa, nhằm tìm ra những phân tử đáp ứng tiêu chí: dễ hòa tan trong dung dịch điện phân và chi phí sản xuất thấp. Kết quả, AI đề xuất ba ứng viên, trong đó có một loại muối mang tên lithium trifluoromethanesulfinate (LiSO₂CF₃) được xác định là tối ưu. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm muối lithium-ion này bằng cách hòa tan nó vào dung dịch điện phân — môi trường giúp các ion di chuyển giữa hai cực của pin. Gao ví phương pháp này như truyền dịch cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy hợp chất này có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của pin lithium iron phosphate (pin sắt - LFP), vốn là loại thường dùng trong xe điện. Một pin LFP điển hình có thể sạc và xả khoảng 2.000 lần trước khi được xem là “chết”.

Trước đó vào tháng 9- 2024, một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi các chuyên gia từ Đại học Colorado Boulder, đã công bố phát hiện mới về cơ chế tự xả của pin lithium-ion. Bằng cách sử dụng máy tia X mạnh mẽ tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne (Hoa Kỳ), họ đã xác định rằng các phân tử hydro trong chất điện phân của pin có thể can thiệp vào quá trình di chuyển của ion lithium. Điều này làm giảm dung lượng và làm yếu hiệu suất của pin theo thời gian.

Pin lithium-ion là một loại pin sạc điện, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại, máy tính xách tay, các thiết bị đeo thông minh, xe điện và nhiều ứng dụng khác. Đây là một loại pin tái sử dụng, có khả năng lưu trữ và cung cấp năng lượng điện bằng cách di chuyển các ion lithium giữa hai điện cực (cực dương và cực âm) trong quá trình sạc.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), lượng pin lithium-ion đã sử dụng tới mức cạn kiệt cần xử lý có thể tăng vọt từ 900.000 tấn trong năm nay lên đến 20,5 triệu tấn vào năm 2040.

Tờ Economic Daily, trích dẫn ước tính của Hiệp hội Công nghệ Tiết kiệm Năng lượng Điện tử Trung Quốc, lượng pin xe đã qua sử dụng ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt quá 4 triệu tấn mỗi năm vào năm 2028. Số lượng pin lithium-ion trên xe điện cần bỏ đi sau quá trình hoạt động dài hạn trở thành vấn đề lớn ở Trung Quốc, khi số lượng khổng lồ của chúng đặt ra câu hỏi về nơi vứt bỏ hay tái chế sẽ như thế nào.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ mang lại tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp xe điện mà còn góp phần thúc đẩy các giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Với những phát hiện này, trong tương lai, người tiêu dùng có thể sở hữu những chiếc xe điện có tuổi thọ pin dài hơn, phạm vi di chuyển xa hơn, và góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường.

Công trình này mang tính cách mạng vì nó đưa ra một ý tưởng mới để tái sử dụng pin đã hết vòng đời

Giáo sư Jiangong Zhu từ Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

null