Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 22-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị còn có sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Hội nghị được kết nối với 63 điểm cầu trong cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan truyền thông; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Theo UNESCO, công nghiệp văn hóa là sự kết hợp giữa sự sáng tạo, quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ thuộc về văn hóa và được các quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ. Đánh giá kết quả triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật. Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng đất nước. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Trong 5 năm qua, bình quân tốc độ tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa đạt 7,21%/năm. Tính riêng năm 2022, có khoảng 70.321 cơ sở đang hoạt động có liên quan đến ngành công nghiệp văn hóa, bình quân lực lượng lao động thu hút khoảng 1,7 triệu người đến 2,3 triệu người, tăng 7,44%/năm. Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp văn hóa, các thành phố sáng tạo đã và đang làm thay đổi cơ cấu vùng kinh tế. Công nghiệp văn hoá cũng góp phần quảng bá sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam.

Biểu đồ giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế giai đoạn 2018-2022. Ảnh chụp lại

Biểu đồ giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế giai đoạn 2018-2022. Ảnh chụp lại

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến, tham luận của các Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, các Bộ, cơ quan, địa phương về xu hướng, những thuận lợi và thách thức trong phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam; vấn đề Quy hoạch Công nghiệp Văn hóa, nguồn nhân lực, đặc biệt về vấn đề cơ chế chính sách, thuế; chia sẻ về vai trò của không gian văn hóa sáng tạo trong phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam và các đề xuất chính sách. Các doanh nghiệp mong Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp văn hóa được vay với lãi suất như cho vay nông nghiệp…

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, Tuy nhiên, lĩnh vực này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, hiệu quả còn khiêm tốn do nhiều nguyên nhân.

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh 6 quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về phát triển công nghiệp văn hóa. Trong đó, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Công nghiệp văn hóa phải được tiếp cận bình đẳng về chính sách đất đai, thuế, tín dụng và các ưu đãi khác; phát triển có trọng tâm, trọng điểm gắn liền với phát triển du lịch. Đặc biệt, các sản phẩm dịch vụ phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố "sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững" trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thủ tướng đã nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể, trong đó tập trung đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp phép, nghiên cứu các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia công nghiệp văn hóa, tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm.

Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ xác định, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những yếu tố then chốt để tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng GDP thông qua tạo việc làm và mở rộng các thị trường mới. Quyết định cũng nêu rõ 12 ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

null