Đừng bỏ qua giá trị kinh tế của văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại rạp chiếu phim duy nhất ở TP. Pleiku trên đường Nguyễn Tất Thành, khi có phim hay ra rạp, nếu không đặt vé online sớm thì không còn ghế ngồi. Có thể thấy, nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân thời nào cũng thiết yếu, cần được cung ứng như một loại hàng hóa. Tuy nhiên, vấn đề này dường như lại chưa được quan tâm đúng mức.

Điện ảnh là 1 trong 12 ngành công nghiệp văn hóa được xác định trong Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Đó là các ngành: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

Du lịch văn hóa là thế mạnh của Gia Lai trong phát triển công nghiệp văn hóa. Ảnh: P.D

Du lịch văn hóa là thế mạnh của Gia Lai trong phát triển công nghiệp văn hóa. Ảnh: P.D

Theo UNESCO, công nghiệp văn hóa là một thuật ngữ chỉ các ngành công nghiệp có sự kết hợp giữa sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm văn hóa (vật thể và phi vật thể) và các nội dung sáng tạo được bảo vệ bản quyền. Điều này cho thấy giá trị kinh tế của văn hóa vẫn ít được chú ý. Khi được “đóng gói”, “phân phối” và “lưu thông”, văn hóa tạo nên nguồn doanh thu trực tiếp. Nhiều quốc gia phát triển không chỉ coi công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người. Ở châu Á, một trong những đất nước cực kỳ thành công ở lĩnh vực này là Hàn Quốc. Những bộ phim Hàn “làm mưa làm gió” để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả là về văn hóa xứ sở kim chi.

Những năm qua, việc triển khai Quyết định số 1755/QĐ-TTg tại Gia Lai gặp những thách thức không nhỏ do công nghiệp văn hóa ở địa phương chưa phát triển. Về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, toàn tỉnh chỉ có 1 đơn vị chuyên nghiệp là Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, cả tỉnh vẫn chưa có thiết chế hoặc cơ sở vật chất dành riêng cho hoạt động này. Từ năm 2018 đến 2021, tổng số sự kiện được tổ chức trong năm chỉ… 1 hoạt động (riêng năm 2019 không có do ảnh hưởng của dịch Covid-19); năm 2022 được xem là “khởi sắc” với 3 hoạt động. Ngoài ra, toàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở chiếu phim tư nhân tại TP. Pleiku, quy mô 4 phòng chiếu, sức chứa 550 ghế ngồi; 2 đội chiếu bóng lưu động thuộc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Các huyện, thị xã trong tỉnh chưa có rạp chiếu phim tư nhân.

Về hoạt động xuất bản, ngành chức năng chủ yếu cấp giấy phép về bản tin thông tin hoạt động nội bộ; giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị... Trong lĩnh vực quảng cáo, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã thu hút được một số đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng bảng tuyên truyền chính trị kết hợp quảng cáo thương mại; song, do không thu phí hoạt động quảng cáo trên băng rôn, bảng quảng cáo nên không có doanh thu. Doanh thu từ lĩnh vực phần mềm và các trò chơi giải trí thì… hoàn toàn trống vắng.

Một lĩnh vực có thể xem là thế mạnh của Gia Lai, đó là du lịch văn hóa. Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp, văn hóa-lịch sử. Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giai đoạn 2017-2022, tổng vốn đầu tư là 303,83 tỷ đồng. Lượng khách tăng từ hơn 673 ngàn lượt người (năm 2018) lên 960 ngàn lượt người (năm 2022).

Trong Báo cáo số 148/BC-UBND về “Kết quả triển khai Quyết định số 1755/QĐ-TTg phục vụ Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam” mới đây, UBND tỉnh xác định các giải pháp: tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tình hình mới; tiếp tục đề xuất xây dựng, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cũng như các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai; khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp; đầu tư các thiết chế văn hóa, đầu tư phát triển du lịch...

Mặt khác, chú trọng phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp văn hóa; ứng dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật và công nghệ trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa. Đặc biệt, đổi mới và phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa như: biểu diễn nghệ thuật, cồng chiêng, xoang, giải trí, quảng cáo; thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng…

Năm 2005, UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa. Theo đó, Công ước khuyến khích các quốc gia xây dựng chính sách, hệ thống luật pháp để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa của mình; đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp văn hóa “như một công cụ để bảo vệ và phát huy các biểu đạt đa dạng của văn hóa”. Từ đây, có thể thấy rằng, sự phát triển phong phú của ngành công nghiệp văn hóa cũng chính là lời biểu đạt không thể hoàn hảo hơn về sự “giàu có” trong tâm hồn của một dân tộc. Và, những khoảng trống trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ được lấp đầy từ chủ trương đúng đắn, lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.