Hội nghị toàn quốc về đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 22-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 64 điểm cầu trong cả nước.

Các ông: Trần Thanh Mẫn-Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Đắc Vinh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hội và Nguyễn Kim Sơn-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đồng chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở GD-ĐT Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Sở GD-ĐT Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà

Tại hội nghị, sau khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh tóm lược một số nội dung của Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, các bộ, ngành và địa phương đã tập trung tham luận, thảo luận trực tiếp nhiều vấn đề thiết thực.

Trong đó, tập trung vào những nội dung như: xây dựng văn hóa học đường góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; công tác chỉ đạo triển khai của Đoàn, Hội, Đội về các giải pháp phối hợp với ngành Giáo dục trong nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường; một số định hướng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường; hưởng ứng công tác xây dựng văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT; nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường của cán bộ, giáo viên trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT; xây dựng môi trường văn hóa nhà trường với việc tạo lập giá trị văn hóa cho học sinh, sinh viên Việt Nam; xây dựng hệ giá trị văn hóa cần hình thành trong học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng xây dựng văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện về đức-trí-thể-mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân. Vì thế, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội và toàn ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa học đường; kiên trì thực hiện các mục tiêu đề ra; tăng cường tuyên truyền để tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, phát huy năng lực và vai trò của đội ngũ quản lý giáo dục trong xây dựng văn hóa học đường.

Cùng với đó, tập trung xây dựng một số mô hình điểm và nhân rộng mô hình tốt; thường xuyên theo dõi, động viên, đôn đốc kiểm tra định kỳ công tác xây dựng văn hóa học đường để kịp thời định hướng, điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, kịp thời bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành, quy chế hướng dẫn liên quan đến xây dựng văn hóa học đường.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị cần gắn việc xây dựng văn hóa học đường với đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT; tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống. Phát huy vai trò quan trọng của nhà trường trong tạo dựng các giá trị văn hóa và củng cố, hoàn thiện các nguyên tắc ứng xử; tập trung xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức, hành vi ứng xử trong, ngoài nhà trường và trên không gian mạng. Huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện, đảm bảo các thiết chế văn hóa trong nhà trường như: thư viện, nhà văn hóa, sân vận động; qua đó, phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong xây dựng văn hóa học đường...

MỘC TRÀ

 

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null