Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Đội thi huyện Ia H’Drai giành cúp A Sanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 18-11, sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2023 do UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã bế mạc.

Theo đó, ở nội dung đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô, sau cuộc tranh tài gay cấn của 8 đội vào vòng chung kết hạng A, đội thi đến từ huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã xuất sắc giành cúp A Sanh. Đây là lần đầu tiên chiếc cúp mang tên người anh hùng trên sông Pô Cô được trao tặng tại hội đua thường niên này.

Ban tổ chức trao cúp A Sanh cho đội vô địch. Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức trao cúp A Sanh cho đội vô địch. Ảnh: Lam Nguyên

Ban tổ chức cũng trao giải 3 cho một đội thi khác của huyện Ia H’Drai; trao giải nhì cho đội thi xã Ia O (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).

Ở vòng chung kết hạng B, giải nhất, nhì, ba lần lượt được trao cho đội thi các xã: Ia Hrung, Ia O và Ia Khai. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 4 giải khuyến khích.

Có 10/39 đội thi xuất sắc nhất được trao giải ở hạng A và hạng B tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Có 10/39 đội thi xuất sắc nhất được trao giải ở hạng A và hạng B tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô năm 2023. Ảnh: Lam Nguyên

Với nội dung Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng, có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích được trao cho các đội thi; trong đó xã Ia O giành giải nhất, xã Ia Dêr và Ia Tô giải nhì.

Cùng với đó, Ban tổ chức còn trao 13 giải thưởng cho phần thi trình diễn trang phục truyền thống; trong đó Công đoàn cơ sở Trung tâm Y tế huyện được trao giải nhất; 2 giải nhì thuộc về xã Ia Tô và xã Ia Krai. Ở phần thi dân vũ, xã Ia Dêr là đơn vị dẫn đầu; 2 giải nhì được trao cho đội thi thị trấn Ia Kha và Câu lạc bộ Toan Phạm.

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.