Học sinh Việt Nam nhận học bổng toàn phần hơn 6 tỉ đồng của UConn (Mỹ)

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lê Minh Bảo, lớp 12 Trường quốc tế Việt Úc (VAS), đã trở thành học sinh Việt Nam nhận học bổng Stamps Scholarships trị giá 257.912 USD (tương đương 6,3 tỉ đồng) tại UConn (University of Connecticut), ĐH nghiên cứu hàng đầu trong hệ thống công lập tại Mỹ, với tư cách là sinh viên danh dự.
Lê Minh Bảo, một trong 5 học sinh trên thế giới vượt qua 50.000 hồ sơ ứng tuyển để nhận học bổng của UConn (Mỹ) trong năm nay

Lê Minh Bảo, một trong 5 học sinh trên thế giới vượt qua 50.000 hồ sơ ứng tuyển để nhận học bổng của UConn (Mỹ) trong năm nay

Ngoài ra, Lê Minh Bảo cũng trúng tuyển 10 trường ĐH chuyên ngành kỹ thuật hàng đầu khác như: ĐH Illinois, Urbana; ĐH Maryland, ĐH Wisconsin, ĐH Ohio State, ĐH Pennsylvania State, ĐH Massachusetts…Trong đó có 4 trường cấp học bổng với tổng giá trị 266.800 USD (tương đương 6,6 tỉ đồng).

Trong thư chúc mừng của UConn, ông Vern Granger, Giám đốc tuyển sinh của trường này, viết: "Quá trình đăng ký học bổng năm nay vô cùng cạnh tranh với hơn 50.000 sinh viên đăng ký". Sau 2 vòng phỏng vấn, Minh Bảo đã xuất sắc vượt qua 50.000 ứng viên và trở thành một trong 5 sinh viên được trường chọn cấp học bổng trên toàn thế giới.

Với tư cách là sinh viên danh dự, Bảo còn được nhận một phần thưởng khác trị giá 12.000 USD có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm giáo dục của mình trong quá trình học tập.

Chia sẻ về bí quyết săn học bổng và trúng tuyển vào những trường ĐH top đầu nước Mỹ, Bảo nói, trong suốt quá trình một năm rưỡi chuẩn bị cho hồ sơ du học, một việc làm tưởng chừng rất căn bản nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất chính là sự tìm hiểu về bản thân và ngành nghề đam mê của mình.

Thư thông báo của UConn gửi Lê Minh Bảo

Thư thông báo của UConn gửi Lê Minh Bảo

Theo Bảo, thứ nhất, đó là tìm hiểu bản thân và ngành nghề đam mê. Đây là việc quan trọng nhất để chuẩn bị cho bài luận "personal statement". Thông qua bài luận này, các trường ĐH có thể thấy được tính cách, mục tiêu và sự trưởng thành của các ứng viên. Bảo cho biết, em đã lựa chọn chủ đề "Mô tả một chủ đề, ý tưởng hoặc khái niệm mà bạn thấy thú vị đến mức khiến bạn quên hết thời gian" và viết bài luận về sự tò mò về ngành mà bản thân đam mê: Robotics Engineering (Kỹ sư Robotics)", Bảo cho biết.

Sau khi xác định được ngành nghề đam mê thì cần phải có tiêu chí chọn trường. Với Bảo, tiêu chí số một là các cơ hội trải nghiệm thực tế mà trường ĐH có thể mang lại. Các trường có thứ hạng cao được Bảo ưu tiên vì thường có nhiều thành tựu nghiên cứu và có cộng đồng sinh viên mạnh về chuyên ngành mà em lựa chọn. Ngoài ra, các trường top đầu cũng có sự liên kết giữa các phòng lab với nhau và có nhiều công ty đến tuyển các sinh viên thực tập.

Song song với quá trình tìm hiểu bản thân thì việc đảm bảo kết quả học tập trong trường cũng rất quan trọng bởi một học bạ đẹp sẽ tạo ấn tượng cho các trường ĐH khi họ xem xét khía cạnh học thuật của mình. Trong suốt 2 năm học vừa qua, em rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ các thầy cô tiếng Việt và các thầy cô dạy chương trình AS, A Level. Bên cạnh kết quả được thể hiện trên học bạ thì chứng chỉ IELTS và bài SAT cũng góp phần không nhỏ để cạnh tranh. Sau tầm 2 năm ôn luyện IELTS và SAT, em đã đạt được kết quả như mong muốn, IELTS 7.5 và SAT 1.510.

Yếu tố thứ ba cũng không kém phần quan trọng là tham gia hoạt động ngoại khóa. Theo Bảo, ngoài giúp bản thân phát triển và thể hiện được đam mê thì đây cũng là một cơ sở mà các trường ĐH có thể nhìn nhận ứng viên có thật sự khớp với bài luận cá nhân hay không? Bảo đã xây dựng được một hồ sơ phong phú với các hoạt động ngoại khóa chuyên ngành, hoạt động xã hội có thể giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và các dự án thiện nguyện ý nghĩa.

Trong đó, các hoạt động khiến Bảo tự hào và yêu thích nhất là: Dự án cá nhân "Lắp ráp cánh tay robot 3 bậc tự do" với sự trợ giúp của các sinh viên và giáo sư Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP. HCM; thành lập nhóm chạy "The Unstoppable Feet"; chuyến đi trong ngày hỗ trợ cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Trường tiểu học Phước Vinh B (Tây Ninh), Trường tiểu học C An Hảo (An Giang) cùng hội đồng học sinh VAS Hoàng Văn Thụ. "Những chuyến đi này đã giúp em phát triển được rất nhiều về tinh thần làm việc nhóm và sự tự tin, giúp em biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với các bạn nhỏ nơi đây", Bảo chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.