Học phí các trường đại học tăng cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ đại học, nhiều trường đại học thông báo mức học phí năm học mới 2022-2023 tăng khá cao so với trước.

 

Phân hiệu Đại học Nông lâm TP.HCM tại Gia Lai, ảnh: Internet

Như Trường Đại học Luật TP.HCM, hệ đại trà mức thu từ hơn 31 – 39 triệu đồng/năm; hệ chất lượng cao mức thu từ hơn 62- 74 triệu đồng/năm. Đáng chú ý, hệ chất lượng cao  ngành Luật dạy bằng tiếng Anh học phí đến 165 triệu đồng/năm. Những năm tiếp theo, mức học phí còn tăng theo lộ trình, khoảng 9%. So với năm học trước, năm học này, học phí của trường tăng hơn 13 triệu đồng/năm với hệ đại trà, tăng hơn 17 triệu đồng với hệ chất lượng cao.

Còn Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự kiến học phí trung bình của chương trình chính quy đại trà các ngành là 27,5 triệu đồng/năm; chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao là 72 triệu đồng/năm; chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật là 55 triệu đồng/năm. Mức học phí tăng 2,5-6 triệu đồng/năm so với năm học trước, và còn tiếp tục tăng theo lộ trình.

Với trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia TP.HCM, năm học 2022-2023, học phí từ 16-24 triệu đồng/năm  đối với chương trình đại trà, tùy ngành; 60 triệu đồng/năm ngành đào tạo hệ chất lượng cao. Mức học phí này có thể điều chỉnh hàng năm nhưng tăng không quá 15%.

Trong khi đó, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM dự kiến thu học phí tăng 3- 10% so với năm trước. Trước đó trong 2 năm 2020, 2021, trường này không tăng học phí.

Đại học Công nghệ TP. HCM áp dụng thu học phí theo học kỳ ( 3 học kỳ/năm), hệ đại học chính quy trung bình thu 12-13 triệu đồng/học kỳ cho các ngành học, riêng ngành Dược học là 16-17 triệu đồng/ học kỳ. Trường cũng áp dụng chương trình học bổng cho tân sinh viên và sinh viên khóa cũ nhằm hỗ trợ các em học tập. Học bổng ở mức 50-100% học phí toàn khóa, tùy đối tượng.

THẤT SƠN

 

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.