Hoạt động của đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tại kỳ họp thứ năm,QH khóa XIV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai: Thảo luận ở tổ về Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật Chăn nuôi.

P

Ảnh: Vũ Mạnh Định
Ảnh: Vũ Mạnh Định

Thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, ngày 7-6- 2018. Quốc hội tổ chức thảo luận ở tổ đối với Luật Công an nhân dân (sửa đổi) và Luật Chăn nuôi.

Đây là hai dự thảo luật cho ý kiến lần đầu trong chương trình xây dựng luật tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV. Tham gia ý kiến tại buổi thảo luận, các đại biểu trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đều thể hiện ý kiến cần thiết xây dựng hai dự thảo luật này.

Đối với Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Luật Công an nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của ngành Công an, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đối với Luật Công an nhân dân (sửa đổi) tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.

Đại biểu Ksor Phước Hà (Gia Lai) cho rằng: Việc bố trí Công an chính quy ở cấp xã là cần thiết, vì xuất phát từ tình hình an ninh trật tự trong giai đoạn hiện nay rất cần Công an chính quy có trình độ để giải quyết các vấn đề phát sinh từ cơ sở. Đại biểu cũng đề nghị xem xét đối với một số vấn đề liên quan đến dự thảo luật như: phong hàm cấp tướng cho Công an ở một số vị trí, địa bàn để đảm bảo việc thực hiện tốt nhiệm vụ; xây dựng công nghiệp An ninh để cung cấp các trang thiết bị có chất lượng cho lực lượng công an. Các đại biểu trong tổ thảo luận cũng đồng ý với việc bố trí Công an chính quy cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

Về tổ chức bộ máy ngành Công an: Các đại biểu cho rằng Bộ Công an là cơ quan đi đầu trong việc tinh gọn bộ máy là rất khó thực hiện trong tình hình, vì vậy để thực hiện được việc này thì cần quyết tâm lớn. Bên cạnh đó các đại biểu cũng góp ý với việc cơ cấu tổ chức Bộ Công an có “Cục đặc biệt”; tuổi hưu của sĩ quan Công an nhân dân.

Đối với Luật Chăn nuôi. Ngành chăn nuôi gồm 2 lĩnh vực chủ yếu là các hoạt động chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi theo 3 văn bản pháp lý là Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 24/3/2004 của UBTVQH11, Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5-2-2010, Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 4-4-2017 thay Nghị định 08 của Chính phủ. Pháp lệnh số 16 đến nay đã được 14 năm và Nghị định 08 đến nay cũng đã ban hành được 8 năm, pháp luật quản lý ngành vẫn chưa có luật. Từ khi ban hành Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004 đến nay, thực tế sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi đã có nhiều biến động to lớn và thay đổi cơ bản. Từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chăn nuôi các giống bản địa là chủ yếu, chuồng trại sơ sài, kỹ thuật lạc hậu đến nay đã phổ biến là chăn nuôi trang trại, công nghiệp, ứng dụng chuồng kín, chuồng lồng, sản xuất tập trung, hàng hóa và cơ bản đã chăn nuôi các giống cao sản, tiên tiến của thế giới. Sản lượng sản phẩm đã tăng trưởng gấp đôi trong thời gian 13 năm. Từ chỗ chỉ sản xuất được 2,5-2,7 triệu tấn thịt năm 2005 đến nay đã tăng lên 5,4 triệu tấn. Sữa tăng từ 100.000 tấn/năm 2005 nay đã lên đến 800.000 tấn. Sản lượng trứng từ chỗ chỉ 4-4,5 tỷ quả thì năm 2016 đã tăng lên trên 9 tỷ quả. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao đối với quá trình xây dựng dự thảo. Các đại biểu đều đồng tình với nội dung dự thảo luật để đáp ứng việc phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên, các đại biểu cũng góp ý để hoàn thiện dự thảo.

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đề nghị Quốc hội xem xét phân cấp cho Chính quyền địa phương triển khai một số nội dung sẽ đạt kết quả cao hơn, vì Chính quyền địa phương sát với cơ sở chăn nuôi, như: việc cấm chăn nuôi ở nội thành (khoản 1, Điều 7 của Dự thảo luật); khoảng cách cơ sở chăn nuôi (Điều 44 dự thảo Luật); sử dụng các thuật ngữ, như: Quyền vật nuôi, quyền nhân đạo, động vật bán hoang dã gây nuôi. Đại biểu cũng đề nghị cần quy định rõ từng hành vi vi phạm tại Điều 44, Dự thảo luật.

Các đại biểu trong thảo luận tổ đã đồng ý với nội dung trên, bên cạnh đó các đại biểu Quốc hội cũng đã góp ý đối với các nội dung như: áp dụng công nghệ tiên tiến trong tình hình hiện nay ở nước ta, quản lý thức ăn chăn nuôi; quy mô của cơ sở chăn nuôi và đề cập đến một số vật nuôi cụ thể như: nuôi yến tại một số địa phương.

Các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội trong cuộc thảo luật sẽ được Quốc hội xem xét tiếp thu hoàn thiện dự thảo luật. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục góp ý đối với các các dự thảo luật trong chương trình xây dựng luật.

Vũ Mạnh Định

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.