Hoa mùa xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 1. Trong nhà, cành tuyết mai bé xinh đã đơm hoa trắng tinh khiết từ những chiếc nụ be bé màu xanh. Những bông hoa năm cánh nhụy vàng bật lên từ cành lá khẳng khiu.

Trên chiếc cành ấy, vài ba chiếc lá bé con cũng ươm mầm nhu nhú màu biếc. Còn nhớ, khi mua tuyết mai, tôi cứ thầm nghĩ, không biết những cành mỏng manh ấy có đủ sức để hoa lá bật ra như lời quảng cáo với hình ảnh tuyệt đẹp trên mạng? Tôi nâng niu, cắm nó trong chiếc bình cao cổ, ướp một đêm ngoài sương lạnh cùng nước ấm. Chỉ 3 hôm, những bông trắng điểm xuyết trên cành lá xanh bừng sáng trên bàn. Trong nhà, nào cúc, nào lay ơn cũng được tôi mua về, đến ngày cũng rực rỡ khoe sắc. Ngoài sân, nhành nghinh xuân tím cũng nở hoa thơm nức. Tôi xách giỏ lan vào nhà, treo chỗ ô cửa kính để làn hương theo gió lan tỏa khắp căn nhà nhỏ.

2. Nơi khu vườn nhỏ không khí thơm nức vị xuân. Tôi với tay bẻ quả dứa ngả màu vàng, lá phủ đầy lớp phấn trắng. Mùi dứa chín thơm lựng nhẹ nhàng lan ra cả gian bếp nhỏ ngày Tết. Những chiếc gai xù xì bao bọc lấy một mùi thơm dịu nhẹ mời gọi bọn sóc từ phía rừng thông đi về. Tôi để lại vườn những quả táo, quả lê mua ở chợ, thay cho quả dứa vườn đã được hái để đãi lũ sóc già. Nhưng ba hôm liền, những quả ấy vẫn ở nguyên chỗ cũ. Chúng thất vọng với quả dứa của tôi hay vì chúng không mê loại quả ngoài chợ được chăm sóc định kỳ, tưới tắm định kỳ, thu hoạch định kỳ. Bên trên bụi dứa, những cây bơ trổ bông, màu vàng mơ nhỏ xíu xiu. Cành bưởi mùa xuân cũng ngát hương thơm, những bông hoa trắng muốt la đà theo gió. Tất cả mùi hương ấy ướp vườn tôi đượm vị, trong những buổi mơ sương.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

3. Mặt trời dần sáng phía đỉnh núi, kéo dần màn sương để đỉnh núi gần nhà lộ rõ sau rặng sương dày. Tôi bước chân ra đồng, cánh đồng nhỏ nơi tiếp giáp giữa làng và suối, trước khi bước đến mé bên kia là rừng. Cánh đồng làng mùa này xâm xấp nước, mạ non lấm tấm lên, đôi ba cánh cò trắng chao nghiêng trong sớm mai giá lạnh. Tôi cứ thế xăm xắp đi ra đồng trên con đường lẫn đầy đất và cát. Những dải hoa ven bờ ruộng cũng đã chen sắc nở bung. Từ xa xa, phía trên cao là những bông dã quỳ nở muộn. Xuyến chi, ngũ sắc, cỏ đuôi chồn cũng kịp nán lại ven bờ. Trên bờ ruộng, bụi chanh dây mùa trước sót lại, có bông hoa nở bung với vẻ kiêu sa xinh đẹp. Tất cả các loài hoa ấy đều mỉm cười, rung rinh khi có làn gió nhẹ qua. Chúng cười khẽ, reo vui cùng với tiếng gió thổi, tiếng chim ca ở phía xa xa. Từ đó, phóng tầm mắt về phía núi, những hàng cao su mới hôm nào xanh um mà nay đã trút sạch lá để lại những cành cây trơ trọi in dấu vào nền trời xanh thăm thẳm. Tôi nhìn cây cao su lại nhớ đến bình tuyết mai ở nhà, chúng đã nuôi hoa, nuôi lá từ trong rễ cây, mầm đất, đợi đến ngày đủ gió là chúng khẽ nảy lá, trổ hoa, đâm chồi. Cây trút lá, sang mùa chỉ là một biểu hiện nối tiếp của sự sống, của chu kỳ, của mùa sang mùa, năm sang năm nối tiếp cho đến khi cây hết sức héo tàn, tan chảy vào lòng đất.

Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Đời người cũng như cây cỏ. Có sinh, có diệt, có nở hoa, đơm trái, có trút lá, có mạch ngầm như dòng nhựa tuôn chảy để ấp ủ nuôi nấng cho những ngày gió mùa giá rét.

Có thể bạn quan tâm

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.