Hiệu quả từ thí điểm học bạ số ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, ngành Giáo dục huyện Chư Sê đã tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới áp dụng rộng rãi học bạ số, góp phần quản lý học bạ một cách khoa học, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.

Học bạ số là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Mặc dù mới tiến hành thí điểm học bạ số cấp tiểu học nhưng ngay trong năm học 2024-2025, tất cả 15 trường của huyện Chư Sê đều đồng loạt triển khai thực hiện với 14.051 học bạ của học sinh đã được khởi tạo trên phần mềm học bạ số.

Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo (xã Al Bá) là đơn vị tiên phong trong việc thí điểm học bạ số. Hiệu trưởng Phạm Hoàng Tùng thông tin: Để thực hiện học bạ số cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4 theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trước khi Phòng GD-ĐT tiến hành tập huấn cho các trường, chúng tôi đã chủ động phối hợp với Viettel Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn; đồng thời, triển khai đăng ký chữ ký số cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên của trường. Kết thúc năm học 2023-2024, nhà trường đã cơ bản hoàn tất học bạ số cho học sinh tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

giao-vien-truong-tieu-hoc-va-thcs-tran-hung-dao-xa-al-ba-trien-khai-thuc-hien-hoc-ba-so-cap-tieu-hoc-anh-dvcc.jpg
Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo (xã Al Bá) triển khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học (ảnh đơn vị cung cấp).

“Học bạ số được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và đang được triển khai ở cấp tiểu học. Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo là 1 trong 4 trường liên cấp của huyện Chư Sê có kế hoạch triển khai thực hiện ở bậc THCS. Nếu được triển khai sớm thì trường sẽ chủ động tiếp nhận học bạ số của học sinh lớp 6 ngay trong năm học tới”-Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo cho biết.

Theo cô Nguyễn Thị Lân-Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 (Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo), việc triển khai học bạ số mang lại nhiều lợi ích, nhất là đối với giáo viên. Cô Lân chia sẻ: “Chúng tôi nâng cao hiệu quả giảng dạy từ việc theo dõi kịp thời, nhanh chóng tiến độ học tập của từng học sinh, đánh giá năng lực, giúp lên kế hoạch giảng dạy phù hợp. Cùng với đó, giáo viên không còn phải chỉnh sửa, in ấn và ký học bạ thủ công. Học bạ số đảm bảo tính chính xác cao, loại bỏ sai sót do ghi chép thủ công, lưu trữ thông tin điện tử an toàn, tránh mất dữ liệu”.

Theo đó, giáo viên sẽ tiến hành nhập kết quả học tập của học sinh trên phần mềm Quản lý nhà trường (SMAS) và đồng bộ dữ liệu trên học bạ số sau khi nhà trường gửi dữ liệu lên hệ thống (cấp sở), tiếp đến là chốt dữ liệu học bạ và ký số đối với kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở này, hiệu trưởng sẽ ký duyệt và đóng dấu học bạ. Tất cả các thao tác đều được thực hiện trên hệ thống nên đảm bảo thống nhất, khoa học, chính xác.

truong-tieu-hoc-va-thcs-tran-hung-dao-la-1-trong-4-truong-lien-cap-tieu-hoc-va-thcs-cua-huyen-chu-se-dang-co-ke-hoach-trien-khai-thuc-hien-o-cap-thcs-anh-mk.jpg
Trường Tiểu học và THCS Trần Hưng Đạo là 1 trong 4 trường liên cấp Tiểu học và THCS của huyện Chư Sê đang có kế hoạch triển khai thực hiện học bạ số ở cấp THCS. Ảnh: M.K

Với những hiệu quả bước đầu từ thí điểm học bạ số cấp tiểu học, ngành Giáo dục huyện Chư Sê tiếp tục triển khai thí điểm học bạ số từ học kỳ II, năm học 2024-2025. Các trường có bậc học THCS trực thuộc huyện sẽ xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số; rà soát, đánh giá, chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai thí điểm học bạ số.

Trên cơ sở đăng ký thí điểm của các trường có bậc THCS, Phòng GD-ĐT huyện sẽ triển khai cho tất cả các trường có bậc THCS sử dụng phần mềm quản lý kết quả học tập và kết quả rèn luyện của học sinh để tham gia triển khai thí điểm học bạ số.

Cô Tạ Thị Nguyệt Hà-Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) phấn khởi cho biết: Nhà trường đã tiếp nhận công văn của Phòng GD-ĐT và đang chuẩn bị điều kiện kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực để triển khai thí điểm học bạ số. Nhà trường đã thành lập Tổ công nghệ thông tin nên việc tiếp cận và triển khai thí điểm học bạ số cơ bản sẽ thuận lợi.

“Việc thực hiện học bạ số bậc tiểu học đã bước đầu cho thấy kết quả khả quan. Theo đánh giá của các cơ sở giáo dục, đây chính là giải pháp tối ưu để quản lý học bạ một cách thống nhất, khoa học, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian”-cô Hà nhận định.

truong-thcs-chu-van-an-thi-tran-chu-se-chuan-bi-cac-dieu-kien-ky-thuat-nhan-su-nguon-luc-bao-dam-cac-dieu-kien-trien-khai-thi-diem-hoc-ba-so-a-mk.jpg
Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật, nhân sự, nguồn lực để triển khai thí điểm học bạ số. Ảnh: M.K

Ông Phạm Văn Hoàng-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Sê-thông tin: Năm học 2024-2025, 100% cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện đã được cấp chữ ký số, 14.051 học bạ của học sinh đã được khởi tạo trên phần mềm học bạ số. Việc triển khai học bạ số không chỉ giảm tải công việc hành chính mà còn đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó giúp các trường học tập trung nguồn lực cho việc giảng dạy và phát triển giáo dục.

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Sê thông tin thêm: Việc triển khai thí điểm học bạ số cấp tiểu học nhằm xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý, sử dụng học bạ số; từ đó làm cơ sở để triển khai thống nhất trên toàn huyện.

Nội dung thí điểm bao gồm: tạo lập, cập nhật học bạ số; quản lý và lưu trữ học bạ số; sử dụng học bạ số (tra cứu thông tin học bạ số, chuyển trường…); cấp chữ ký số. Hiện 100% trường tiểu học đã trang bị đầy đủ máy tính kết nối internet; 100% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm SMAS kết nối với cơ sở dữ liệu GD-ĐT để quản lý hồ sơ học sinh với đầy đủ thông tin cho quá trình khởi tạo, cập nhật học bạ số.

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

(GLO)- Chiều 10-4, Ban tuyển sinh Quân sự TP. Pleiku phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự vào các học viện, nhà trường trong quân đội năm 2025. Tham gia buổi tuyên truyền có hơn 500 học sinh khối 12 của Trường THPT Lê Lợi.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh THCS và THPT

(GLO)- Từ kết quả đạt được của hơn 5 năm phối hợp trong công tác tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh đào tạo nghề cho học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và Trường Cao đẳng Gia Lai tiếp tục ký kết chương trình phối hợp công tác này giai đoạn 2025-2030.

50 năm ấy biết bao nhiêu tình

50 năm ấy biết bao nhiêu tình

(GLO)- Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Sau ngày thống nhất đất nước (30-4-1975), đối với chúng tôi khi đó, mọi thứ đều hoàn toàn mới lạ, từ hát bài Quốc ca cho đến tham gia lao động công ích, sinh hoạt tập thể…