"Hạt nhân" của giáo dục vùng khó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Chi bộ Trường Mầm non 30-4 (xã Chơ Long, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng gắn với nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non 30-4 Nguyễn Thị Thuần: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng luôn được Chi bộ đặt lên hàng đầu. Hàng năm, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và các lớp bồi dưỡng chính trị hè. Chi bộ tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các cuộc vận động lớn của ngành. Từ đó, cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Dạy tiếng Việt cho các em học sinh được Trường Mầm non 30-4 (xã Chơ Long, huyện Kông Chro) đặc biệt chú trọng. Ảnh: Quang Tấn
Việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh được Trường Mầm non 30-4 (xã Chơ Long, huyện Kông Chro) đặc biệt chú trọng. Ảnh: Quang Tấn
Cô Thuần cho biết: “Chi bộ luôn duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề theo quy định của Điều lệ Đảng; nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình; 100% đảng viên tham gia sinh hoạt Đảng nơi cư trú; phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng, từ đó phát hiện và giới thiệu cho Đảng những quần chúng ưu tú để tạo nguồn kết nạp vào Đảng. Qua đánh giá hàng năm, 100% đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên”. 
Là một trường ở xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm hơn 87% nhưng trong 5 năm qua, Chi bộ đã chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều sáng kiến trong công tác, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, những năm qua, nhà trường thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian, tạo tình huống khai thác tính tích cực của trẻ, giúp trẻ tiếp thu tốt.
“Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa, vận động phụ huynh đóng góp ngày công cùng với cán bộ, giáo viên làm xích đu, cầu trượt, bập bênh cho trẻ, thư viện thân thiện… tại trường chính và 4 điểm trường lẻ. Đặc biệt, nhà trường đã chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp, giao lưu bằng tiếng Việt cho học sinh phù hợp với từng lứa tuổi như: tổ chức các hội thi để trẻ có cơ hội giao lưu phát triển tiếng Việt; xây dựng môi trường thân thiện, gần gũi với trẻ. Nhờ vậy, 100% trẻ có thể nhận biết và phát âm đúng bộ chữ cái tiếng Việt”-cô Thuần thông tin thêm.
Khu vui chơi, giải trí của nhà trường được đầu khá bài bản nhờ làm tốt công tác xã hội hóa
Khu vui chơi, giải trí của nhà trường được đầu tư khá bài bản nhờ làm tốt công tác xã hội hóa. Ảnh: Quang Tấn
Bên cạnh đó, nhà trường còn đạt nhiều thành tích cao trong các hội thi do huyện tổ chức như: giải nhất Hội thi “Bé kể chuyện”; giải nhì Hội thi “Bé mầm non vui khỏe”; giải ba Hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự tạo”... Trong 5 năm qua, nhà trường có 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 lượt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 27 lượt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hiện 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, nghiệp vụ và đạt trình độ tin học. Với  kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, 5 năm liền (2015-2019), Chi bộ Trường Mầm non 30-4 đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.  
Ông Nguyễn Chí Thanh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kông Chro-đánh giá: “Từ năm 2015 đến nay, Chi bộ Trường Mầm non 30-4 đã lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh. Bên cạnh đó, công tác duy trì sĩ số học sinh luôn đạt cao. Trong công tác xã hội hóa, nhà trường đã huy động được nhiều phụ huynh tham gia xây dựng khu vui chơi, giải trí, làm đồ chơi cho học sinh. Phòng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của nhà trường và xem đây là mô hình điểm để các đơn vị khác học tập”.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.