Hàng ngàn nạn nhân bị lừa đảo ở Myanmar nhập cảnh Thái Lan trước khi về nước sở tại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khoảng 2.000 người nước ngoài là nạn nhân của các đường dây lừa đảo qua tổng đài ở Myawaddy, Myanmar dự kiến được đưa đến huyện Mae Sot tỉnh Tak, Thái Lan từ ngày 17/2 để sau đó bàn giao cho nước chủ quản.

to-hop-song-bac-kk-park-o-myawaddy-giap-bien-gioi-thai-lan-anh-nikkei.jpg
Tổ hợp sòng bạc KK Park ở Myawaddy, Myanmar giáp biên giới Thái Lan. Ảnh: Nikkei

Tuy nhiên, phía Thái Lan cho biết chỉ có thể tiếp nhận tối đa 500 người/ngày.

Theo quy trình được thống nhất tại cuộc họp của Ủy ban Biên giới Thái Lan-Myanmar hôm 15/2, phía Myanmar trao đổi với phía Thái Lan danh sách những người muốn rời khỏi Myanmar. Mỗi cá nhân có từ 3-5 ngày trước khi được đưa về Thái Lan qua Cầu hữu nghị Thái Lan-Myanmar thứ 2 ở huyện Mae Sot, thuộc tỉnh Tak của Thái Lan.

Hai bên cũng đã nhất trí Thái Lan chỉ có khả năng tiếp nhận 500 người hồi hương mỗi ngày, nhưng con số này có thể được điều chỉnh nếu cần thiết. Những người được đưa đến Thái Lan sẽ phải kiểm tra sức khỏe để đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm trước khi nhập cảnh. Họ cũng phải qua quá trình quét sinh trắc học và kiểm tra giấy tờ đi lại để xác nhận quốc tịch.

Trước đó, Myanmar nhất trí phối hợp với Thái Lan trấn áp và giải cứu có thể tới 7.000 người nước ngoài là nạn nhân của các đường dây buôn người và bị ép làm việc cho các băng nhóm lừa đảo qua tổng đài tại Myanmar do các ông trùm người Trung Quốc cầm đầu. Các tổng đài lừa đảo do các ông trùm Trung Quốc điều hành tập trung ở hai khu vực là Shwe Kokko và KK Park ở thị trấn Myawaddy, đối diện với huyện Mae Sot của Thái Lan.

Quá trình tiếp nhận các nạn nhân bị ép làm việc cho các băng nhóm lừa đảo bắt đầu được triển khai sau khi Thái Lan hôm 5/2 áp dụng các biện pháp cắt điện, nhiên liệu và internet tại 5 địa điểm ở 3 thị trấn biên giới Myanmar, trong đó có Myawaddy và Payathonzu đối diện với 2 tỉnh của Thái Lan.

Trong ngày 16/2, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lưu Trung Nghĩa đã có chuyến thăm tới huyện Mae Sot và thị trấn Myawaddy để thị sát các hoạt động hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo qua tổng đài, dự kiến nhập cảnh vào Thái Lan trước khi hồi hương.

Trước đó, cảnh sát Thái Lan hôm 14/2 đã trục xuất 10 công dân Trung Quốc liên quan đến vụ bắt cóc nam diễn viên Vương Tinh, người được giải cứu khỏi một trung tâm lừa đảo trực tuyến ở Myanmar hồi tháng trước.

Thái Lan đang nỗ lực tăng cường các biện pháp ngăn ngừa các hành vi lừa đảo viễn thông, rửa tiền, buôn bán ma túy và buôn người tại khu vực biên giới giáp với các nước láng giềng Myanmar, Lào và Campuchia.

Theo Liên hợp quốc, hàng trăm nghìn người đã bị các băng nhóm tội phạm buôn bán và ép buộc làm việc trong các trung tâm lừa đảo và các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả dọc biên giới Thái Lan - Myanmar. Một báo cáo của Liên hợp quốc vào năm 2023 ước tính các hoạt động này tạo ra hàng tỷ USD mỗi năm.

Chính quyền quân sự Myanmar kể từ tháng 10/2023 được cho đã hồi hương hơn 55.000 người nước ngoài, chủ yếu là công dân Trung Quốc bị ép làm việc trong các trung tâm lừa đảo.

Có thể bạn quan tâm

Theo dự thảo, thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Pleiku từ 22 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau. Ảnh L.N

Lấy ý kiến thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe chở vật liệu xây dựng trong đô thị

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải vừa có Công văn số 289/SGTVT-QLVTPTNL lấy ý kiến góp ý và đăng tải dự thảo quyết định quy định thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời trong đô thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.