Hàng ngàn cây keo lai chết khô vì nắng hạn, lá rụng tơi tả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nắng nóng gay gắt ở Tây Nguyên đã làm 38 ha keo lai của nhiều hộ dân huyện Đắk Pơ, Gia Lai bị chết khô, lá rụng tơi tả thành thảm dày dưới đất.

 

Ngày 5/6, Chủ tịch UBND huyện Đắk Pơ - ông Nguyễn Trường cho biết, đã có 38ha rừng trồng sản xuất (keo lai) của 8 xã, thị trấn bị chết do hạn hán.

 

Cây keo lai ở huyện Đắk Pơ, Gia Lai... chết khô
Cây keo lai ở huyện Đắk Pơ, Gia Lai... chết khô


Con số thiệt hại mới tính đến ngày 2/6, số liệu mới có thể tăng thêm trong vài ngày tới.

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Văn Hơn ký gửi tỉnh nêu nguyên nhân: Do thời tiết diễn biến khó lường, lượng mưa thấp, phân bố không đều; nắng hạn kéo dài ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng; mực nước trong các công trình thủy lợi, các hồ chứa, sông suối, ao hồ, bàu đập trên địa bàn cạn kiệt nước, không đủ để tưới.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện, toàn huyện có đến 471ha cây trồng các loại bị thiệt hại do nắng hạn. Ước giá trị thiệt hại hơn 7,7 tỉ đồng.

 


1 ha rừng sản xuất đầu tư khoảng 25 triệu đồng. Đến 5-6 năm cho khai thác, đạt khoảng 60 tấn/ha, lợi nhuận 25-30 triệu đồng/ha. Với 40 ha rừng bị chết, người dân bị thiệt hại là con số tỷ đồng.

Ông Đinh Khân (xã Yang Bắc, huyện Đắk Pơ) cho biết, ông có trồng 1 ha keo lai, liên kết cùng một hộ dân. Sau 3 năm chăm sóc, cây phát triển ổn định. Nắng hạn kéo dài, đã làm nhiều cây bị chết khô, cháy ngọn, chết rải rác.

"Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai nuôi cấy mô" của nhiều hộ dân xã Yang Bắc trồng từ năm 2017 cũng bị khô héo và chết. Thiệt hại nặng nhất là hộ ông Đinh Văn Điều với 3 ha.

Ứng phó với nắng hạn, huyện Đắk Pơ đã vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, kiểm tra, gia cố các hồ đập, tích nước; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi chịu hạn, nhân rộng các biện pháp tưới tiết kiệm.


 


Ông Nguyễn Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai) cho biết, huyện Đắk Pơ là một trong những huyện thuộc tốp đầu bị hạn nặng nhất tại Gia Lai.

Tại Đắk Pơ có 20 công trình thủy lợi, qua kiểm tra mực nước ở các công trình, ao hồ đã cạn kiệt.

https://danviet.vn/hang-ngan-cay-keo-lai-chet-kho-vi-nang-han-la-rung-toi-ta-20200605081629068.htm



Theo Đình Văn (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null