Hàn Quốc biểu tình phản đối chính phủ viện trợ vũ khí cho Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người dân Hàn Quốc phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi từ Kiev và các đồng minh.

nguoi-dan-seoul-han-quoc-bieu-tinh-phan-doi-vien-tro-vu-khi-cho-ukraine-ngay-27-11-anh-ap.jpg
Người dân biểu tình phản đối viện trợ vũ khí cho Ukraine ngày 27-11 ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AP

Cuộc biểu tình xảy ra bên ngoài Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Seoul, giữa bối cảnh thông tin chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 27-11 có mục đích kêu gọi Hàn Quốc hỗ trợ vũ khí.

Những người biểu tình đã giơ cao biểu ngữ phản đối: “Không cung cấp vũ khí cho Ukraine”.

Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, Seoul và Kiev đã trao đổi thông tin về việc Triều Tiên cử quân đến Nga, cũng như các hoạt động chuyển giao công nghệ và vũ khí giữa hai nước này.

Phái đoàn Ukraine cũng làm việc với cố vấn an ninh quốc gia Shin Won-sik và Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun để thảo luận về cơ hội hợp tác giữa 2 bên.

Theo một cuộc khảo sát của Gallup Korea vào tháng 10, dù 82% người dân Hàn Quốc coi mối quan hệ quân sự giữa Triều Tiên và Nga là mối đe dọa, nhưng cũng tỷ lệ này phản đối việc gửi viện trợ quân sự, bao gồm cả vũ khí, cho Ukraine.

Tổng thống Yoon hiện đang đối mặt với tỷ lệ ủng hộ thấp kỷ lục do các bê bối trong nước, làm suy giảm quyền lực để thực hiện các chính sách đối ngoại táo bạo hơn.

Ông Yang Uk, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan, nhận định: “Hàn Quốc sẽ ít nhận được lợi ích từ việc cung cấp viện trợ quân sự khi không có sự ủng hộ trong nước, và quan hệ với chính quyền Mỹ tới đây có nguy cơ xấu đi”.

Cùng với đó, Đảng Dân chủ (DP) đối lập, vốn chiếm đa số trong Quốc hội Hàn Quốc sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 4, đã chỉ trích chính quyền không bác bỏ khả năng cung cấp vũ khí. DP kêu gọi mọi quyết định liên quan đến viện trợ quân sự phải được thông qua Quốc hội.

Dù chưa cung cấp vũ khí sát thương song Hàn Quốc đã viện trợ các thiết bị phi quân sự như xe rà phá bom mìn và áo giáp. Nước này cũng không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí trong tương lai, đặc biệt sau khi Triều Tiên gửi hàng ngàn binh lính hỗ trợ Nga.

Sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào cuối tháng 10-2024, các quan chức hàng đầu của Hàn Quốc đã lên án Triều Tiên gửi quân tới Nga.

Seoul cho biết có thể gửi vũ khí tới Ukraine như một phần của một loạt các biện pháp đối phó theo từng giai đoạn.

Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ phải gánh chịu “những hậu quả về an ninh” nếu nước này tham gia vào cuộc xung đột, Yonhap đưa tin.

Các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc có thể giúp Ukraine gây khó khăn cho Nga nhưng hành động đó đi kèm với nguy cơ leo thang. “Sự tham gia của Triều Tiên làm tăng đáng kể nguy cơ khiến Hàn Quốc bị mắc kẹt trong cuộc chiến”, Ellen Kim, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh liên kết phát triển toàn diện TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên

Đẩy mạnh liên kết phát triển toàn diện TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 3-1, tại tỉnh Lâm Đồng, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 5 tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức hội nghị sơ kết Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2024; đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2025.

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

Kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả

(GLO)- Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Gia Lai tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện nhiều giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và kiến tạo nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả.