Hân hoan đón mừng lễ Phật đản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cách đây hơn 2.500 năm, vào ngày rằm tháng tư, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời tại Ấn Độ. Suốt quá trình tu tập, hoằng pháp và độ sinh, Đức Phật đã để lại cho nhân loại một hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá về trí tuệ, lòng từ bi, tinh thần bất bạo động, hòa hợp và phát triển.

Mỗi năm, vào dịp tháng tư âm lịch, cùng với cả nước, phật tử Gia Lai hân hoan tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Các phật tử tham gia diễu hành xe đạp hoa trên các tuyến đường chính ở TP. Pleiku mừng Đại lễ Phật đản. Ảnh: T.N

Các phật tử tham gia diễu hành xe đạp hoa trên các tuyến đường chính ở TP. Pleiku mừng Đại lễ Phật đản. Ảnh: T.N

Hòa thượng Thích Tâm Tường-Thành viên Ban Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh-cho biết: “Đại lễ Phật đản được tổ chức vào dịp tháng tư âm lịch hàng năm để kỷ niệm Ngày Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời.

Năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết công nhận lễ Phật đản “là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc” và được tổ chức luân phiên tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ) cùng các nước Phật giáo trên toàn thế giới”.

Theo Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh: Năm 2024, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã có thông bạch về Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.

Ở cấp tỉnh, đại lễ được tổ chức tại lễ đài Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh (Thiền viện Trúc lâm Tây Nguyên ở xã Ia Dêr, huyện Ia Grai). Các địa phương tổ chức đại lễ tại Ban Trị sự cấp huyện và ở các chùa, tịnh xá trong tuần lễ Phật đản (từ mùng 8 đến rằm tháng tư âm lịch).

Dịp này, các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh và các ngành, đoàn thể đã đến thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và các vị giáo phẩm, chức sắc Phật giáo tiêu biểu. Các huyện, thị xã, thành phố cũng tổ chức các đoàn đến chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các chùa, tịnh xá, các chức sắc, tu sĩ…

Giáo hội các cấp trong tỉnh đã triển khai treo cờ Phật giáo và cờ Tổ quốc, biểu ngữ chào mừng lễ tại các chùa, tịnh xá, cùng các hình thức trang trí, các hoạt động văn hóa-văn nghệ…

Đại đức Thích Quang Hướng-Trưởng ban Hướng dẫn phật tử tỉnh-cho hay: “Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh vừa tổ chức diễu hành với sự tham gia của 80 phật tử và phương tiện (gồm xe đạp và xe máy). Đội hình xe máy và xe đạp đều trang trí hoa, cờ Phật giáo, cờ Tổ quốc và hình Đức Phật rất trang trọng. Hành trình xuất phát từ Thiền viện Trúc lâm Tây Nguyên về trung tâm TP. Pleiku và các con đường mới dọc theo suối Hội Phú”.

Tại TP. Pleiku, nhân dịp lễ Phật đản Phật lịch 2568, thành phố đã tổ chức 6 đoàn công tác đi thăm, chúc mừng chức sắc, các chùa, tịnh xá và một số hộ phật tử có công với cách mạng, gồm: bà Trà Thị Xuân Hồng (tổ 1, phường Thắng Lợi) và ông Nguyễn Văn Minh (thôn 6, xã An Phú).

Năm nay, 2 đơn vị tổ chức lễ Phật đản sớm nhất là tịnh xá Ngọc Phúc (TP. Pleiku) và tịnh xá Ngọc Lai (huyện Ia Grai). Trò chuyện cùng P.V, bà Bùi Thị Nhang (làng Ngai Yố, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) bộc bạch: “Tôi là phật tử của tịnh xá Ngọc Lai. Hàng năm, cứ đến mùa Phật đản, lòng tôi cảm thấy vui mừng, thanh thản. Những ngày này, tôi dành thời gian phụ giúp công việc chuẩn bị trong tịnh xá để đón mừng đại lễ”.

Lễ Phật Đản đản Phật lịch 2568 tại chùa Phước Viên với sự tham gia của đông đảo phật tử người dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: Thanh Nhật

Lễ Phật Đản đản Phật lịch 2568 tại chùa Phước Viên với sự tham gia của đông đảo phật tử người dân tộc thiểu số tại địa phương. Ảnh: Thanh Nhật

Thượng tọa Thích Tâm Mãn-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh mong muốn toàn thể chư tôn đức giáo phẩm và tăng ni, phật tử thực hiện tốt phương châm “Đoàn kết, hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội”, sinh hoạt tôn giáo theo đúng đường hướng “Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa xã hội”, chung tay xây dựng đất nước và Giáo hội phát triển”.

Chùa Phước Viên (xã Hbông, huyện Chư Sê) cũng trang trọng tổ chức lễ Phật đản Phật lịch với sự tham dự của Đại đức Thích Quảng Phước-Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Văn hóa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chư Sê, cùng đông đảo phật tử.

Ông Kpă Tư (làng Queng, xã Hbông) chia sẻ: “Về sinh hoạt đạo tại chùa Phước Viên, tôi được quý thầy hướng dẫn nhiều điều bổ ích trong cuộc sống. Chùa còn kết hợp giữa sinh hoạt tôn giáo với phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, bà con phật tử người Jrai thường xuyên luyện tập cồng chiêng và rất phấn khởi tham gia biểu diễn cồng chiêng vào dịp lễ trọng này”.

Trao đổi với P.V, Đại đức Thích Đồng Giải-Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh-cho biết thêm: “Nhân Đại lễ Phật đản, nhiều chùa, tịnh xá trong tỉnh đã tổ chức hoạt động an sinh xã hội. Đơn cử như tại chùa Phước Viên và chùa Mỹ Thạch (thị trấn Chư Sê), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện đã trao tặng 200 suất quà (400 ngàn đồng/suất) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Tại tịnh xá Ngọc Lai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Ia Grai đã trao 30 suất quà (350 ngàn đồng/suất). Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Đức Cơ tặng 100 suất quà (300 ngàn đồng/suất). Chùa Phước Hòa (TP. Pleiku) tặng 60 suất quà (300 ngàn đồng/suất). Chùa Vạn Phật (TP. Pleiku) ủng hộ 20 triệu đồng để cùng với phường Hoa Lư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo”.

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).