Hai thầy thuốc trẻ Việt Nam tham gia Ủy ban Y tế toàn cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 34 uỷ viên Ủy ban Y tế toàn cầu Lancet về tiếp cận y tế phổ cập hướng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, có hai đại diện đến từ Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.

Ngày 11/10, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, Trường Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) vừa công bố danh sách 34 ủy viên toàn cầu và 15 cố vấn tham gia “Ủy ban Y tế toàn cầu Lancet về tiếp cận y tế phổ cập hướng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm”.

Các ủy viên và 15 cố vấn được đăng trên website Trường Đại học Harvard
Các ủy viên và 15 cố vấn được đăng trên website Trường Đại học Harvard

Ủy ban này do Trường ĐH Y khoa Harvard và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe ban đầu, thành lập.

Các thành viên của Ủy ban được lựa chọn là chuyên gia ở nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, như: quản lý y tế, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, tổ chức xã hội và đối tác tư nhân.

Trong số 34 uỷ viên, có hai đại diện của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam là: TS.BS. Hà Anh Đức - Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh ( Bộ Y tế), Chủ tịch Hội; và GS.TS. Trần Xuân Bách - Phó Chủ tịch Hội.

TS.BS. Hà Anh Đức (ảnh trái) và GS.TS. Trần Xuân Bách (ảnh phải).
TS.BS. Hà Anh Đức (ảnh trái) và GS.TS. Trần Xuân Bách (ảnh phải).

Trên website của Trường đại học Y khoa Harvard ngày 10/10 (giờ địa phương) nêu rõ: “Chúng tôi rất vui mừng được tham gia trong sứ mệnh quan trọng nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe, trong đó đặt trọng tâm vào người bệnh trên phạm vi toàn cầu; nhằm bảo đảm các hệ thống y tế được triển khai, tổ chức phân phối dịch vụ hướng đến con người và vì con người, nhấn mạnh hơn nữa những nỗ lực chung để đạt được phổ cập và bình đẳng về y tế trong chăm sóc sức khỏe".

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam là tổ chức thành viên của Hội LHTN Việt Nam. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng phấn đấu vì sự phát triển của lực lượng thầy thuốc trẻ và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam có mục đích đoàn kết, tập hợp lực lượng thầy thuốc trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước, góp phần bồi dưỡng, phát huy tiềm năng, tri thức, công sức của thầy thuốc trẻ phấn đấu cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Theo Xuân Tùng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.