Hai phi hành gia trở về Trái Đất sau 9 tháng mắc kẹt trên ISS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Sau hơn 9 tháng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), 2 phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams cuối cùng cũng trở về Trái Đất vào rạng sáng 18/3 (giờ Mỹ), kết thúc một nhiệm vụ kéo dài bất thường đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.

2phi-hanh-gia.jpg
Suni Williams (trái) và Butch Wilmore. (Ảnh: Reuters)

Butch Wilmore và Suni Williams đã bay lên phòng thí nghiệm quỹ đạo vào tháng 6 năm ngoái, trong một chuyến bay vốn dự kiến chỉ kéo dài vài ngày để thử nghiệm tàu Starliner của Boeing trong chuyến bay có người lái đầu tiên.

Tuy nhiên, con tàu gặp trục trặc về hệ thống đẩy và được đánh giá không đủ an toàn để đưa họ trở về, buộc phải quay về Trái Đất trong tình trạng không người lái. Wilmore và Williams - hai cựu phi công Hải quân Mỹ 62 và 59 tuổi, sau đó được chuyển sang nhiệm vụ NASA-SpaceX Crew-9.

Tàu Dragon đã bay lên ISS vào tháng 9 với phi hành đoàn chỉ có 2 người thay vì 4 như thông thường để dành chỗ cho cặp phi hành gia bị "mắc kẹt."

Vào sáng 15/3 vừa qua, phi hành đoàn thay thế Crew-10 đã ghép thành công với trạm vũ trụ ISS. Sự có mặt của Crew-10 đã mở đường cho Wilmore và Williams trở về, cùng với phi hành gia người Mỹ Nick Hague và phi hành gia Nga Aleksandr Gorbunov.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.

Thời gian lưu trú của 2 phi hành gia Wilmore và Williams vượt quá thời gian xoay ca chuẩn 6 tháng trên ISS, nhưng chỉ đứng thứ sáu trong số các kỷ lục của Mỹ về thời gian thực hiện một nhiệm vụ đơn lẻ.

Trước đó, phi hành gia Frank Rubio giữ vị trí số một với 371 ngày trong năm 2023, trong khi kỷ lục thế giới thuộc về phi hành gia Nga Valeri Polyakov, người đã ở 437 ngày liên tục trên trạm Mir.

Theo Tiến sỹ Rihana Bokhari từ Trung tâm Y học Vũ trụ tại Đại học Baylor, về mặt rủi ro sức khỏe, đây là "điều bình thường." Các thách thức như mất cơ bắp và xương, thay đổi chất lỏng trong cơ thể, và việc thích nghi lại với trọng lực đều đã được hiểu rõ và kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, tính chất bất ngờ của thời gian lưu trú kéo dài - xa gia đình và ban đầu không có đủ vật tư dự trữ - đã thu hút sự quan tâm và đồng cảm của công chúng.

Joseph Keebler, một nhà tâm lý học tại Đại học Hàng không Embry-Riddle nhận xét: "Nếu bạn đi làm và bất ngờ phải ở lại văn phòng trong 9 tháng tới, có lẽ bạn sẽ hoảng loạn. Những người này đã thể hiện sự kiên cường phi thường".

Theo Đào Lâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

(GLO)- Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Robotaxi của Tesla chính thức lăn bánh

Ngày 22/6, hãng xe điện Tesla đã chính thức triển khai dịch vụ robotaxi tại thành phố Austin, bang Texas (Mỹ), đánh dấu bước đi thương mại đầu tiên trong tham vọng phát triển xe tự hành của hãng và mở ra kỳ vọng về làn sóng tăng trưởng mới trong tương lai.

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

(GLO)- Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

null