Hai bộ sách giáo khoa của NXB Giáo dục 'biến mất': Giáo viên lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc hai bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 'biến mất' ở lớp 2 đang khiến chính những trường sử dụng các bộ sách này bất ngờ, lo lắng.

Giáo viên Trường Marie Curie Hà Nội nghiên cứu chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021. ẢNH: M.C
Giáo viên Trường Marie Curie Hà Nội nghiên cứu chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021. ẢNH: M.C
Nếu dạy SGK nào cũng được, sao phải sửa luật để có nhiều SGK ?
Trường Marie Curie Hà Nội đã chọn bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 từ nhiều bộ sách khác nhau. Trong đó, SGK toán và tiếng Việt lựa chọn từ bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục VN (NXB GDVN). Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết ông chỉ biết 2 bộ SGK của NXB GDVN “biến mất” qua báo chí, còn phía người chọn và sử dụng các bộ SGK này không hề được NXB thông tin trực tiếp bằng bất cứ hình thức nào. Do vậy, ông Khang cho biết cá nhân ông và nhiều giáo viên (GV), cả phụ huynh có con đang sử dụng 2 bộ SGK này, “rất ngạc nhiên và lo lắng”.
Theo ông Khang, NXB GDVN đã giải thích lý do vì sao SGK lớp 2 chỉ còn 2 bộ, việc không có 2 bộ còn lại không ảnh hưởng đến việc dạy và học ở lớp 2 năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, ông Khang cho rằng giải thích này vẫn khiến GV và phụ huynh còn rất nhiều băn khoăn.
“Dù cả 5 bộ SGK lớp 1 được viết theo một chương trình thống nhất (chương trình giáo dục phổ thông mới), nhưng các bộ SGK đó chắc chắn là khác nhau, nhất là ở cách tiếp cận chương trình; ở phong cách và ngữ liệu của từng nhóm tác giả. Chính sự khác nhau cơ bản này tạo nên sức thu hút và mức độ phù hợp khác nhau với điều kiện dạy học, với đối tượng học sinh (HS) khác nhau của từng bộ sách”, ông Khang nói.
Ý kiến của nhiều chuyên gia đều chung quan điểm: Nếu giải thích như NXB GDVN rằng chọn bộ SGK nào cũng không ảnh hưởng đến dạy học, thì ý nghĩa của nhiều bộ SGK là gì, khi nội dung Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là sửa luật Giáo dục, cho phép đưa nhiều SGK vào sử dụng. Nếu dạy SGK nào cũng được thì tại sao mỗi địa phương lại phải ban hành một bộ tiêu chí riêng của địa phương mình về chọn SGK cho phù hợp?...
Theo một giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, NXB giải thích “hợp nhất” từ 4 còn 2 bộ SGK nhằm “tập trung nguồn lực” để có SGK chất lượng hơn. Vậy nên chăng quay về thực hiện luật Giáo dục cũ, chỉ có 1 chương trình, 1 bộ SGK thống nhất trên cả nước, để tập trung nguồn lực cả nước cho 1 bộ SGK như cũ? “Rõ ràng giải thích rất mâu thuẫn và khó chấp nhận”, vị này nói.
“Khi chọn SGK, chúng tôi không hề biết sách này chỉ tồn tại ở lớp 1 và sang lớp 2 sẽ bị “biến mất”. Nếu biết như vậy thì chúng tôi sẽ không chọn để tự làm khó mình. “Số phận” SGK lớp 3, 4, 5 (ở tiểu học) và 7, 8, 9 (ở THCS) tương lai có tương tự SGK lớp 1 hay không? Ai quyết định điều này?”, ông Khang đặt vấn đề.
Nhà trường sẽ không chọn những cuốn sách bị “bỏ rơi” nửa chừng
Dù NXB GDVN cho biết ở lớp 1, với các địa phương tiếp tục sử dụng SGK Cùng học để phát triển năng lực hoặc Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, NXB GDVN vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu, tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn liệu các trường có chọn 1 bộ SGK mà biết chắc chắn rằng đến lớp 2 bộ SGK này sẽ biến mất?
Các tác giả SGK “sáp nhập” nói gì?
GS Đỗ Thanh Bình, giảng viên cao cấp Khoa Lịch sử (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Chủ biên SGK lịch sử lớp 6, bộ Cùng học để phát triển năng lực, cho biết: Về mặt khoa học, các bộ SGK không thể “sáp nhập” bởi mỗi bộ SGK có cách thể hiện, tiếp cận, cách viết và cấu trúc khác nhau. Nếu sáp nhập đúng khoa học, các chuyên gia phải “đập ra làm lại” và rất mất thời gian, ít nhất khoảng một năm mới hoàn thành.
Trong văn bản gửi lãnh đạo NXB GDVN ngày 27.8.2020, tập thể tác giả SGK Toán 2 bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, gồm 6 tác giả, trong đó PGS Trần Diên Hiển làm chủ biên, cho biết qua biên tập viên của công ty phát hành sách, họ mới được biết công ty xác định đóng góp của nhóm 6 tác giả chỉ là 7 tiết trong tổng số 175 tiết của cuốn SGK Toán 2 mang tên Chân trời sáng tạo. Nhóm tác giả gọi việc phân chia 7 tiết này là “một trò hài hước”. Vì vậy, tập thể tác giả SGK toán Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thống nhất đề nghị: “Rút 7 tiết mà Công ty Gia Định xác định là của chúng tôi và rút tên 6 tác giả ra khỏi bản mẫu SGK Toán 2 của Công ty Gia Định”.
Ông Nguyễn Xuân Khang cũng đặt câu hỏi: “Những năm học sắp tới, có nơi nào dám chọn SGK lớp 1 thuộc 2 bộ Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục cho HS lớp 1 nữa hay không? Nếu không thì rõ ràng tuổi thọ SGK lớp 1 của 2 bộ này chỉ còn 1 năm. Lãng phí tiền của, công sức không hề nhỏ. Những phụ huynh, nhà trường đã mua SGK này không thể sử dụng cho năm học sau nữa.
Ghi nhận năm học 2020 - 2021, một trong những địa phương sử dụng bộ SGK lớp 1 Cùng học để phát triển năng lực nhiều nhất là Bắc Ninh. Chẳng hạn, cuốn Âm nhạc 1 có tới 146 trường lựa chọn với hơn 25.000 HS, cuốn Mỹ thuật 1 có 121 trường lựa chọn với hơn 21.000 HS, cuốn Đạo đức 1 có 120 trường lựa chọn với hơn 21.000 HS…
Ông Phí Hữu Quynh, Trưởng phòng tiểu học (Sở GD-ĐT Bắc Ninh), cho biết hiện có khoảng 2/3 số trường học trên địa bàn tỉnh này chọn bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. Do vậy, khi nhận thông tin “hợp nhất” 2 bộ SGK, tỉnh đang rà soát lại xem năm học này, các trường còn tiếp tục chọn lựa bộ SGK này nữa hay không.
Tại tỉnh Sơn La, khoảng 30.000 HS lớp 1 của địa phương này đều đang học SGK tự nhiên xã hội thuộc 2 bộ sách năm nay “biến mất”. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La, cho biết nếu năm học này nhiều trường không tiếp tục chọn SGK thuộc 2 bộ trên, hàng nghìn cuốn SGK Tự nhiên xã hội lớp 1 năm ngoái ở địa phương sẽ đưa cho GV làm sách tham khảo. “Chúng tôi chưa tiến hành chọn SGK năm học tới, nhưng có một số nơi muốn chọn lại SGK khác để dễ liên thông khi lên lớp 2, lớp 6”, ông Hoàng cho biết.
Ông Hoàng cũng chia sẻ trên thực tế, nhà trường sẽ không chọn những cuốn sách bị “bỏ rơi” nửa chừng, vì như thế là tự làm khó mình. Theo ông Hoàng, nếu nhà trường không chọn lại, đồng nghĩa với việc hàng chục nghìn cuốn SGK khoa học tự nhiên lớp 1 bị bỏ phí.
Theo Tuệ Nguyên-Hạnh Nguyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.