Hà Nội vừa được UNESCO công nhận là thành phố sáng tạo của thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hà Nội vừa được UNESCO công nhận là thành phố sáng tạo của thế giới, thông tin này đã được phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết sáng 31-10.

Ký họa Cổng thành Hà Nội - một trong những công trình kiến trúc quen thuộc của Thủ đô
Ký họa Cổng thành Hà Nội - một trong những công trình kiến trúc quen thuộc của Thủ đô



Tin từ website của UNESCO cũng đã đưa thông tin trên, cho biết Hà Nội chính thức trở thành 1 trong 66 thành phố vừa được UNESCO chấp thuận đưa vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của tổ chức này.

Như vậy, mạng lưới này hiện có tổng số 246 thành viên, tập hợp các thành phố có sự phát triển dựa trên sự sáng tạo ở các lĩnh vực như: âm nhạc, thủ công mỹ nghệ truyền thống, thiết kế, điện ảnh, văn học, nghệ thuật kỹ thuật số hoặc ẩm thực.

Hà Nội được công nhận thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế.

Theo UNESCO thì các thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới này phải cam kết đặt văn hóa vào trung tâm của các chiến lược phát triển và chia sẻ các hoạt động thực tiễn tốt nhất của mình.

Trên thế giới, mỗi thành phố sáng tạo đều biến văn hóa thành trụ cột trong chiến lược phát triển chứ văn hóa không phải là văn hóa chỉ là một thừ "phụ kiện".

Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 31-10, ông Tô Văn Động - giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội nói ông đã biết tin vui từ trang web của UNESCO chứ Hà Nội chưa nhận được thông báo chính thức từ UNESCO.

Về câu hỏi Hà Nội có kế hoạch gì để thực hiện cam kết với UNESCO khi tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo là phải đặt văn hóa vào trung tâm của các chiến lược phát triển của mình, ông Tô Văn Động nói sau khi được công nhận thì Hà Nội mới lên kế hoạch này.

Sáng 31-10 trong khuôn khổ hội thảo Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức các sự kiện nghệ thuật tại Việt Nam do Công ty Thanh Việt tổ chức, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Sứ quán Đan Mạch bảo trợ, phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã chia sẻ tin vui nói trên.

Tháng 7-2019, Hà Nội nộp hồ sơ ứng cử vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Hồ sơ của Hà Nội được xây dựng trên cơ sở khoa học, tổng hợp các giá trị, kết quả đạt được và hướng tới của thành phố về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, giáo dục... theo hướng dẫn của UNESCO.


 

Cùng lọt vào danh sách 66 thành phố được công nhận thành phố sáng tạo lần này với Hà Nội, ở châu Á còn có:

- Thành phố Wonju (lĩnh vực văn chương) và Jinju (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) của Hàn Quốc.

- Thành phố Dương Châu (lĩnh vực ẩm thực) và thành phố Nam Ninh (lĩnh vực văn chương) của Trung Quốc.

- Thành phố Ambon của Indonesia (lĩnh vực âm nhạc).

- Thành phố Asahikawa của Nhật Bản (lĩnh vực thiết kế)

- Thủ đô Bangkok (lĩnh vực thiết kế) và thành phố Sukhothai (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) của Thái Lan.

- Thành phố Cebu của Philippines (lĩnh vực thiết kế)

- Thành phố Hyderabad (lĩnh vực ẩm thực) và Mumbai (lĩnh vực điện ảnh) của Ấn Độ.

Như vậy lần này có nhiều nước có tới hai thành phố được công nhận tham gia vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đất nước Cuba cũng có thủ đô Havana (lĩnh vực âm nhạc) và thành phố Trinidad (lĩnh vực thủ công mỹ nghệ) lọt vào Mạng lưới thành phố sáng tạo lần này.



THIÊN ĐIỂU - NGỌC DIỆP  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.