Gương mặt thơ: Văn Trọng Hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà thơ Văn Trọng Hùng quê ở Hoài Ân, Bình Định, nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, từng tham gia kháng chiến từ trước năm 1975.

2-2860.jpg

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; sở hữu 9 giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật Đào Tấn-Xuân Diệu; 15 giải thưởng về kịch bản và vở diễn của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật ở lĩnh vực sân khấu năm 2022.

Từ tập thơ đầu tay “Dạo khúc nhân tình” (1991), tới nay, ông đã có thêm 5 tập thơ, khoảng 20 tập kịch bản, khẳng định một tên tuổi Văn Trọng Hùng trên thi đàn cả nước. Thơ ông thường mượn các nhân vật lịch sử để bàn chuyện thế sự, một cách để tiếp nối những gì mà kịch bản sân khấu của ông chưa nói hết hay chuyển tải chưa tới.

Ông cũng hướng tới những giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ của đời sống, tình yêu và con người: “Nếu không có bát cháo hành Thị Nở/Cùng đêm trăng trong vườn chuối rung lên/Chí Phèo vẫn còn say khướt…!/Ai bảo chỉ có đấu tranh mới tìm ra hạnh phúc/Tình yêu kia cứu rỗi một con người”...

Thơ ông cũng có nhiều câu hỏi, những câu hỏi bất ngờ trước những hiển nhiên lịch sử khiến người đọc bâng khuâng và như được soi rọi thêm vào quá khứ: “Ta cúi đầu trước tình yêu của nàng/Ta cúi đầu trước lòng chung thủy của nàng/Bồng con chờ chồng mà hóa đá/Nhân gian kim cổ được mấy người?”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Tháp Chàm

Người đã thấy một tháp Chàm trầm mặc

Lặng yên không nói không cười

Sự im lặng qua bao thế kỷ

Phải chăng u uất nỗi đau đời?


Ta cảm được một tháp Chàm thiền định

Dửng dưng hưng phế những vương triều

Đàn voi chiến cũng chỉ là đàn kiến

Bóng Vua Chiêm không khác bóng dân Chàm!


Người nhìn rõ tháp Chàm cô tịch

Nỗi u hoài tạc giữa trời mây

Chỉ vũ điệu Cham Pa rực lửa

Như sinh ra từ bầu ngực nữ thần!

Ta lại thấy tháp Chàm là tháp

Nơi nghệ nhân và hiền triết gặp nhau

Những thần, vật… bước ra ngoài kinh điển

Nên ngàn xưa còn mãi với ngàn sau!


Trước hòn vọng phu

truoc-hon-vong-phu.jpg
Minh họa: HT

Ta cúi đầu trước tình yêu của nàng

Ta cúi đầu trước lòng chung thủy của nàng

Bồng con chờ chồng mà hóa đá

Nhân gian kim cổ được mấy người?


Những áng mây vì nàng trôi chậm lại

Những người đàn bà vì nàng tiết hạnh hơn

Những đóa hoa vì nàng bốn mùa thao thức

Đất nước có nàng thêm những trang thơ.


Ta chỉ thương đứa bé kia

Đứa bé chưa biết mặt cha

Chưa biết tình yêu

Chưa biết lòng chung thủy

Sao

Phải hóa đá cùng nàng?!


Phật và sen

phat-va-sen.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Sen bước ra từ bùn

Mà thắm ngời hương sắc


Đâu chỉ người yêu sen

Phật ngự tòa sen

Sen kính Phật.


Phật chẳng bao giờ hỏi sen về nguồn gốc

Bùn kia cũng chúng sinh!

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.