Gương mặt thơ: Phan Mai Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phan Mai Hương nguyên là cô giáo dạy văn của Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (tỉnh Hòa Bình), người Mường và là người “bắn súng hai tay”, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi, đã có hơn 10 đầu sách, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

12.jpg

Về nghỉ hưu theo chế độ, chị lên Hà Nội sống và sáng lập Tạp chí Đường Văn thu hút khá đông văn nhân, thi sĩ tham gia.

Là giáo viên chuyên văn nên chị cảm nhận văn chương khá tinh tế và đấy là cái cửa để chị bước vào con đường sáng tác.

Tôi từng gặp Phan Mai Hương ở cả Hòa Bình-quê chị và Gia Lai-khi chị tự “đi thực tế” và được các giáo viên văn Trường THPT chuyên Hùng Vương đón như đón người thân. Chuyến đi ấy, chị có một loạt tác phẩm về Tây Nguyên, về Gia Lai, trong đó có mấy bút ký khá thú vị.

Thơ chị nhiều suy tưởng. Bên trong cái vóc hình có phần nhỏ bé kia là một tâm hồn luôn suy tưởng và mở ra những bến bờ của sự sáng tạo không ngừng nghỉ: “Mềm như nước/Mát như nước/Khó nắm bắt như nước/Rỉ rách luồn lách lăng nhăng khắp nơi như nước/Đất/Tự lõm mình đựng nước đầy vơi/Nước uốn mình theo đất đùa chơi/Cương nhu tồn tại”.

Nhưng cũng có những lúc rất trữ tình với hình ảnh mượt mà, câu thơ bình lặng: “Mùa xuân này em trở lại tháng ba/Cỏ lên non ấp dấu chân vào cỏ/Mùa mơn mởn thanh tân mở ngỏ/Màu biếc xanh òa cả lên trời”.

Dẫu về hưu nghề giáo nhưng khả năng sáng tạo văn chương của chị vẫn đầy năng lượng và tươi trẻ như khi mới bước vào cầm bút. Năm 2023, chị ra mắt tập thơ “Con nhện bên khe cửa” và năm 2024 là tập truyện ngắn “Cầu thang không có chín bậc”, đọc tên tập sách đã thấy bản sắc Mường hiện rõ.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.

Tháng ba

thang-ba.jpg
Minh họa: HT

Mùa xuân này em trở lại tháng ba

Cỏ lên non ấp dấu chân vào cỏ

Mùa mơn mởn thanh tân mở ngỏ

Màu biếc xanh òa cả lên trời.


Tháng ba này cỏ nhớ khôn nguôi

Nỗi nhớ tươi sóng duềnh tựa khói

Yêu thương hóa cỏ cây chải gội

Ấm ngút ngàn bao bọc tháng ba.


Tháng ba của ta, mùa xuân là nhà

Cỏ nơi nào cũng xanh như hoang dại

Cỏ nơi nào cũng xanh như sống vội

Đất nâu trầm cỏ mọc lút tháng ba.


Khi nào

khi-nao.jpg
Minh họa: Huyền Trang

Khi nào cái cây tự hát

Bông hoa ắt tỏa

Hương thơm.


Khi nào dòng sông cuộn sóng

Lũ về cuốn phăng

Nỗi buồn.


Khi cành khô gục xuống

Cháy mình bùng lửa

Yêu thương.


Khi hoa phượng rớt mùa hạ

Sắc đỏ quặn thắm

Chân trời.


Khi thơ vẫn còn xa ngái

Chữ yêu chỉ mới bắt đầu

Em hì hục vun cỏ dại.


Em vun tuổi em đầy lại

Gom mình cháy hết

Cho mai.


Sen đắng

Sen cuối mùa

Ủ nắng thắm

Nồng nã hè

Rực rỡ hình hài

Tràn ứ tươi ngọt ngào trong sắc

Mai mùa vắt kiệt trời

Mai mùa vắt kiệt sương

Ủ ấm chắt chiu một mùa hương

Cọng ban mai nâng giấc một mùa thơm

Nâng

Một vòm trĩu lòng trong đục.


Đời sen

Tận hiến

Trót quên mình đã thơm

Kiếp sen

Nở qua bùn đen.


Một đóa sen

Rồi mùi hương bay đi

Kiên nhẫn trong bùn

Một tâm sen

Cho mùa sau

Nhuộm tràn bờ đắng ngắt.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.