Gương mặt sáng giá nhất kế nhiệm Giáo hoàng Francis là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hồng y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin được cho là ứng cử viên tiềm năng nhất trong cuộc bầu chọn giáo hoàng tiếp theo.

Theo hãng tin AP, không có ứng cử viên chính thức nào cho chức giáo hoàng nhưng một số hồng y được coi là sở hữu những yếu tố cần thiết để có thể trở thành người lãnh đạo Giáo hội Công giáo với 1,4 tỉ tín đồ.

"Ứng cử viên chính"

Trong đó, Hồng y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin là cái tên được nhắc đến thường xuyên nhất trong các bản danh sách ứng cử viên tiềm năng.

Theo tờ Independent, Hồng y Parolin hiện được coi là "ứng cử viên chính", tức ứng cử viên sáng giá nhất cho chức Giáo hoàng tiếp theo dù chưa chắc chắn.

Hồng y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin - Ảnh: VATICAN NEWS
Hồng y Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin - Ảnh: VATICAN NEWS

Hồng y Parolin là người Ý, sinh ngày 17-1-1955, là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican và trở thành hồng y quốc vụ khanh dưới thời Giáo hoàng Francis.

Theo AP, với chức vụ này, có thể xem ông như thủ tướng của Tòa thánh.

Hồng y Parolin được cho là có tính cách khiêm nhường hơn và có cách tiếp cận ngoại giao hơn so với cố giáo hoàng người Argentina mà ông từng phục vụ.

Mọi người tin rằng ông biết Giáo hội Công giáo có thể cần điều chỉnh hướng đi ở đâu.

Là cựu đại sứ tại Venezuela, ông hiểu rõ về giáo hội Mỹ Latin và đóng vai trò chủ chốt trong cuộc hòa hoãn giữa Mỹ và Cuba năm 2014, mà Vatican đã giúp tạo điều kiện.

Nếu được bầu, ông sẽ trở thành người Ý đầu tiên trở lại ngôi vị giáo hoàng sau 3 giáo hoàng liên tiếp mang quốc tịch khác, đó là Thánh John Paul II (Ba Lan), Giáo hoàng Benedict XVI (Đức) và Giáo hoàng Francis.

Hành trình đưa linh cữu Giáo hoàng Francis qua đường phố Rome đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nơi ông được an táng. Nguồn: Vatican News

Trở ngại lớn nhất đối với hồng y quốc vụ khanh Vatican đó là ông có rất ít kinh nghiệm mục vụ.

Ông Parolinvào chủng viện năm 14 tuổi, 4 năm sau thì cha ông qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi.

Kinh nghiệm ngoại giao kỳ cựu

Sau khi thụ phong linh mục năm 1980, ông đã dành 2 năm làm linh mục giáo xứ gần quê hương ở miền Bắc nước Ý, nhưng sau đó đến Rome để học và gia nhập ngành ngoại giao Vatican.

Ông đã phục vụ tại các đại sứ quán Vatican ở Nigeria, Mexico và Venezuela.

Hồng y Parolin được kính trọng rộng rãi vì sự tinh tế trong ngoại giao đối với một số vụ việc gai góc nhất mà Giáo hội Công giáo phải đối mặt.

Ông đã tham gia vào thỏa thuận của Tòa thánh với Trung Quốc về việc đề cử giám mục trong thời gian dài.

Quốc vụ khanh Vatican còn là người đại diện của Tòa thánh trong những nỗ lực nhằm chấm dứt các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông, nhất là các nỗ lực kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu hành động nhằm thúc đẩy đàm phán Nga - Ukraine.

“Chúng ta hãy hy vọng đạt được một nền hòa bình vững chắc, lâu dài, phải là một nền hòa bình công bằng, phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan và phải tính đến các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các tuyên bố của Liên hợp quốc” - Hồng y Parolin từng nói.

Ngoài Hồng y Pietro Parolin, những gương mặt sáng giá khác bao gồm Hồng y Luis Antonio Tagle (sinh năm 1957, người Philippines), Hồng y Fridolin Ambongo Besungu (sinh năm 1960, người Congo), Hồng y Matteo Zuppi (sinh năm 1955, người Ý), Hồng y Péter Erdő (sinh năm 1952, đến từ Hungary)...

Việc lựa chọn tân giáo hoàng sẽ được tiến hành thông qua Mật nghị Hồng y, dự kiến bắt đầu vào ngày 7-5 tại Nhà nguyện Sistine ở Vatican.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null