Giới thiệu đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ, Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật là những đặc trưng tiêu biểu trong lao động sản xuất, đời sống vật chất, đời sống tinh thần... của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thông qua biểu diễn nghệ thuật. (Ảnh Đặng Tuấn/TTXVN)

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thông qua biểu diễn nghệ thuật. (Ảnh Đặng Tuấn/TTXVN)

Chiều 1/6, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa 2023, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.”

Với các chủ đề “Nông nghiệp - Săn bắt, đánh cá,” “Kiến trúc nhà ở,” “Nghề thủ công truyền thống,” “Âm nhạc, cồng chiêng” và “Nghi lễ, lễ hội trong đời sống văn hóa các dân tộc,” triển lãm giới thiệu đến người xem hơn 300 tài liệu, hình ảnh, hiện vật là những đặc trưng tiêu biểu trong lao động sản xuất, đời sống vật chất, đời sống tinh thần... của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như Ba Na, Xơ Đăng... và đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Raglai.

Bên cạnh đó, triển lãm còn giới thiệu các hoạt động ở không gian ngoài trời như trình diễn văn hóa cồng chiêng và hát múa dân gian Raglai; trình diễn các nghề thủ công truyền thống; triển lãm cây cảnh, bonsai, các hoạt động trải nghiệm làm trang sức, dệt thổ cẩm, các trò chơi dân gian...

Ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết bảo tàng giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những giá trị, những nét văn hóa truyền thống đặc trưng, độc đáo của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thông qua các hoạt động sản xuất, lễ hội.

Triển lãm cũng góp phần tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của các tộc người, góp phần làm phong phú, đa dạng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tạo tiền đề xây dựng đất nước.

Triển lãm kéo dài đến 30/8.

Theo Ban Tổ chức, Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa có chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng bừng sáng” sẽ diễn ra tối 3/6, nêu bật tổng quan tiềm năng giá trị văn hóa-lịch sử vùng đất Khánh Hòa; được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm 2023 là năm thứ 10 Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa được tổ chức, với hơn 60 chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch… diễn ra tại thành phố Nha Trang và một thành phố, huyện, thị xã.

Các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 3-6/6, thể hiện sự hòa quyện giữa sắc màu văn hóa đương đại, hiện đại; khơi dậy sức mạnh tổng hợp, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương sau dịch COVID-19.

Dự kiến, Nha Trang-Khánh Hòa sẽ đón khoảng 100.000 du khách đến trong thời gian diễn ra Festival.

Đây cũng là dịp kỷ niệm 20 năm ra đời thương hiệu Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa (2003-2023) nên việc tổ chức các hoạt động phải thực sự tạo được ấn tượng với người dân, du khách.

Để chuẩn bị tốt cho chương trình Festival biển Nha Trang-Khánh Hòa năm 2023, tỉnh đã thực hiện chỉnh trang đô thị; nâng cấp cơ sở vật chất du lịch; đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là phòng, chống COVID-19 đối với mỗi hoạt động, sự kiện. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tương tác với cộng đồng để người dân, du khách trực tiếp tham gia hoạt động lễ hội...

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.