Giáo viên kì vọng gì trong năm mới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong không khí rộn ràng của đầu năm mới 2024, một năm được coi rất quan trọng với giáo dục phổ thông, giáo viên thể hiện sự kỳ vọng chuyển biến trong chính sách và nguồn lực cho giáo dục.
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) (bên trái)

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) (bên trái)

PV Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) để đưa ra những dự báo nhất định đối với giáo dục phổ thông Việt Nam trong năm 2024.

Mong muốn những đổi mới trong việc cải cách tiền lương cho giáo viên

Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM chia sẻ mong muốn giáo dục phổ thông trong năm 2024 với nhiều kỳ vọng.

Năm 2024 cũng là năm cuối của CTPT2018 được triển khai toàn diện với các cấp học. Điều này đồng nghĩa với bức tranh toàn cảnh về giáo dục THPT 2018 được hiện hữu.

Những năm qua, đổi mới giáo dục đã và đang được triển khai và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc chuyển đổi mô hình giáo dục từ truyền thụ sang phát huy năng lực người học thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực người với nhiều hình thức và cách thức đã tạo nên những chuyển biến trong nhận thức của xã hội về giáo dục Phổ thông của Việt Nam.

Không chỉ đạt được thành tích cao trong các kỳ thi Quốc tế, các hoạt động Sáng tạo KHKT cũng đạt được những kết quả cao tại các kỳ thi, điều đó cho thấy chất lượng giáo dục đã được nâng cao và đổi mới giáo dục cũng góp phần mang lại những chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và thực hiện một số môn học mới, tích hợp có những bất cập được Bộ giáo dục tiếp thu và có những giải pháp kịp thời để định hướng và hướng dẫn thực hiện ở các cấp cơ sở đã cho thấy sự đồng hành, đồng cảm và trách nhiệm từ phía Bộ đối với ngành và giáo viên ở các cấp cơ sở.

Trong năm 2024, Ngành giáo dục cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như thiếu giáo viên, giáo viên bỏ việc hay khó khăn với mức lương chưa phù hợp so với công sức mà các thầy cô giáo bỏ ra để đóng góp cho ngành.

“Nên kỳ vọng năm tới những đổi mới trong việc cải cách tiền lương cho giáo viên, sự quan tâm đến đời sống không chỉ về vật chất và cả tinh thần của thầy cô giáo cũng được quan tâm nhiều hơn”- cô Thảo chia sẻ.

Bên cạnh đó, giáo viên này cũng mong sự đồng cảm, đồng hành của xã hội đối với ngành giáo dục và với thầy cô giáo để chúng tôi vững tin, có động lực và yên tâm để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, vai trò của mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đo lường đánh giá phát huy năng lực của người học tốt hơn.

Năm qua, những sự cố không mong muốn đã xảy ra khiến cho xã hội hoài nghi về giáo dục thì qua đây cũng mong xã hội hãy đồng hành, hỗ trợ và chung tay để chúng ta đạt được những mong muốn, kết quả tốt hơn, đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội đối với ngành giáo dục.

Mong các thầy cô mạnh dạn, tự tin

Cô Huyền Thảo cho rằng, về phía nhà giáo, mong ước của cô là mong các thầy, cô hãy mạnh dạn, tự tin phát huy hết sự sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đo lường đánh giá để chúng ta mang lại cho học sinh môi trường giáo dục tốt nhất, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các em.

“Chúng ta hãy chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế cũng như cách khắc phục để các em phát huy điểm mạnh, năng lực của các em và giúp các em nhìn thấy hạn chế để vượt qua và phát triển toàn diện”- cô Thảo nói.

Cô Thảo chia sẻ thêm, là giáo viên, cô mong các cấp quản lý có sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ cũng như tôn trọng quý thầy cô.

Đặc biệt tôn trọng sự khác biệt và cá tính của các thầy cô giáo và thậm chí là phụ huynh. Sự thấu cảm sẽ giúp giáo viên và phụ huynh trong những trường hợp và tình huống phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Qua đó, giúp giáo viên phát huy thế mạnh cũng như điều chỉnh lại một số hạn chế cần khắc phục với cái tâm bao dung và cởi mở. Sự cởi mở, chân thành là kim chỉ nam cho mọi hoạt động để tổ chức, quản lý và điều hành tốt hơn các hoạt động giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.