Giáo dục Việt Nam: Đầu tư khiêm tốn nhưng kết quả học tập cao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ kết quả PISA 2022, Bộ GD-ĐT cho rằng "Việt Nam là ví dụ điển hình về học sinh đạt kết quả học tập cao khi đầu tư cho giáo dục còn ở mức khiêm tốn".

Bộ GD-ĐT mới công bố bài phân tích của Cục Quản lý chất lượng của bộ này về kết quả khảo sát PISA năm 2022 của học sinh Việt Nam.

Theo đó, ngày 5.12.2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố kết quả khảo sát PISA Việt Nam năm 2022. Kết quả này được OECD công bố công khai từ bài khảo sát về toán, đọc hoặc khoa học của 6068 học sinh ở 178 trường, đại diện cho khoảng 939.500 học sinh 15 tuổi ở Việt Nam.

Chỉ số PISA về điều kiện kinh tế, xã hội được tính toán sao cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi, bất kể họ sống ở quốc gia nào, đều có thể được xếp vào cùng một thang đo kinh tế - xã hội

Chỉ số PISA về điều kiện kinh tế, xã hội được tính toán sao cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi, bất kể họ sống ở quốc gia nào, đều có thể được xếp vào cùng một thang đo kinh tế - xã hội

Việt Nam có điểm toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội

Bộ GD-ĐT cho rằng, học sinh Việt Nam có điểm toán trong nhóm cao nhất tính theo chỉ số về điều kiện kinh tế - xã hội.

Cụ thể, điểm trung bình 3 môn của học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia, đứng thứ 2 ở khu vực ASEAN sau Singapore. Thứ tự các nước ASEAN như sau: Singapore: 1/81; Brunei: 42/81; Malaysia: 47/81; Thailand: 63/81; Indonesia: 69/81; Philippines: 77/81; Campuchia: 81/81.

Đối với môn toán: Việt Nam xếp thứ 31/81 quốc gia (thứ tự các nước ASEAN như sau: Singapore: 1/81; Brunei: 40/81, Malaysia; 40/81; Thailand: 58/81; Indonesia: 69/81; Philippines: 75/81; Campuchia: 81/81). Môn Khoa học: Việt Nam xếp thứ 35/81 quốc gia. Môn đọc: học sinh Việt Nam xếp thứ 34/81 quốc gia.

Học sinh Việt Nam có điểm toán thuộc nhóm cao nhất chỉ sau Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc khi tính theo chỉ số PISA về điều kiện kinh tế - xã hội.

Chỉ số PISA về tình trạng kinh tế - xã hội và văn hóa được tính toán sao cho tất cả học sinh tham gia kỳ thi PISA, bất kể họ sống ở quốc gia nào, đều có thể được xếp vào cùng một thang đo kinh tế - xã hội. Điều này có nghĩa là có thể sử dụng chỉ số này để so sánh kết quả học tập của học sinh có hoàn cảnh kinh tế - xã hội tương tự ở các quốc gia khác nhau.

Các quốc gia so sánh bao gồm sáu quốc gia có thành tích cao nhất trong từng môn học và năm quốc gia có số lượng học sinh 15 tuổi đông nhất

Các quốc gia so sánh bao gồm sáu quốc gia có thành tích cao nhất trong từng môn học và năm quốc gia có số lượng học sinh 15 tuổi đông nhất

Chi tiêu cho mỗi học sinh của Việt Nam khoảng 13.800 USD

Bộ GD-ĐT cho rằng: "Kết quả chung cho thấy, chi tiêu cho giáo dục cao hơn có liên quan đến kết quả cao hơn ở môn toán PISA. Tuy nhiên, Việt Nam là ví dụ điển hình về học sinh đạt kết quả học tập cao khi đầu tư cho giáo dục còn ở mức khiêm tốn".

Chi tiêu cho mỗi học sinh của Việt Nam từ 6 đến 15 tuổi chỉ khoảng 13.800 USD trong khi các quốc gia/nền kinh tế OECD mức chi tiêu là 75.000 USD, nhưng điểm trung bình môn toán của học sinh Việt Nam đạt là 438 điểm - một trong những mức cao nhất dành cho học sinh có nền tảng kinh tế - xã hội tương tự.

Có khoảng 13% học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam đạt điểm cao trong môn toán (trung bình OECD: 10%).

Khi tham gia kỳ thi PISA năm 2022, 94% học sinh 15 tuổi ở Việt Nam đã đăng ký vào lớp 10. 97% học sinh cho biết đã theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên (trung bình OECD: 94%).

Trung bình ở các nước OECD, học sinh đã theo học giáo dục mầm non từ một năm trở lên đạt điểm cao hơn ở môn toán ở tuổi 15 so với những học sinh chưa bao giờ theo học hoặc đã theo học dưới một năm, ngay cả sau khi tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Khảo sát PISA 2022 tập trung vào toán học bên cạnh đọc và khoa học. Tư duy sáng tạo là lĩnh vực đánh giá mới được áp dụng và học sinh Việt Nam không tham gia đánh giá nội dung này. Kết quả, học sinh Việt Nam đạt điểm gần với mức trung bình của OECD ở cả môn toán, môn đọc và khoa học.

Theo OECD, tại Việt Nam, 72% học sinh đạt trình độ toán ít nhất ở cấp độ 2 (trung bình OECD: 69%). Khoảng 5% học sinh ở Việt Nam có thành tích đứng đầu môn toán, nghĩa là các em đạt được cấp độ 5 hoặc 6 trong kỳ thi toán PISA (trung bình OECD: 9%).

Khoảng 77% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ đọc 2 trở lên (trung bình OECD: 74%). 1% học sinh đạt thành tích cao, điểm 5 trở lên ở môn đọc (trung bình OECD: 7%).

Khoảng 79% học sinh ở Việt Nam đạt trình độ 2 trở lên ở môn khoa học (trung bình OECD: 76%); 2% học sinh đạt thành tích cao trong môn khoa học, nghĩa là các em thành thạo ở cấp độ 5 hoặc 6 (trung bình OECD: 7%).

Bộ GD-ĐT cho rằng, từ kết quả khảo sát do OECD công bố trên đây, bằng cách so sánh kết quả trên phạm vi quốc tế, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục ở Việt Nam có thể học hỏi từ chính sách và thực tiễn của các nước khác.

Khoảng cách giữa kết quả cao nhất và thấp nhất bằng 2,5 năm học?

Tuy nhiên, bài phân tích của Bộ GD-ĐT vừa công bố không đề cập đến thực tế là từ khi Việt Nam tham gia xếp hạng PISA vào năm 2012, kết quả xếp hạng lần này thấp nhất, giảm bậc ở tất cả các lĩnh vực.

Trước đó, khi nhận xét ban đầu về kết quả PISA 2022, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho rằng nếu như phân tích vào các nhóm điểm thì chúng ta sẽ thấy trong nhóm 25% kết quả cao nhất và 25% thấp nhất của Việt Nam thì khoảng cách điểm là khoảng 78 điểm.

Số điểm này, theo GS Anh Vinh, tương đương với khoảng 2 năm rưỡi học tập. Đáng chú ý, khoảng cách này đang cao hơn khoảng cách của năm đầu tiên chúng ta tham gia PISA (năm đó khoảng cách là hơn 60 điểm), nhưng vẫn thấp so với mặt bằng chung của OECD là hơn 90 điểm (khoảng cách khoảng 3 năm học).

GS Vinh nhấn mạnh: "Khoảng cách điểm này là một khoảng cách rất lớn giữa học sinh có điều kiện học tập tốt nhất và những học sinh khó khăn nhất. Các con có thể chênh nhau bằng khoảng 3 năm học tập tại trường và chắc chắn chúng ta phải làm rất nhiều điều để có thể thu hẹp khoảng cách này".

Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi về toán, đọc và khoa học. Các bài kiểm tra PISA khám phá khả năng học sinh có thể giải quyết các vấn đề phức tạp, tư duy phản biện và giao tiếp hiệu quả như thế nào.

Bộ GD-ĐT cho rằng, kể từ khi Việt Nam tham gia PISA lần đầu tiên vào năm 2012 đến nay đã đạt được khá nhiều thành tích quan trọng, đối sánh quốc tế, khu vực và cung cấp dữ liệu phân tích giáo dục quốc gia.

Kỳ thi PISA này ban đầu dự kiến được thực hiện vào năm 2021 nhưng trì hoãn một năm do đại dịch Covid-19. Các trường hợp đặc biệt trong suốt thời gian này, bao gồm cả việc đóng cửa trường học ở nhiều quốc gia đã dẫn đến khó khăn trong việc thu thập một số dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.