Giá xăng, dầu tăng 324 đồng/lít trở lên từ chiều 27-3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 27-3, Liên bộ Công thương-Tài chính tiếp tục thực hiện kỳ điều hành giá xăng, dầu. Theo đó, xăng, dầu đồng loạt tăng từ 324 đồng/lít.

Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 337 đồng/lít, có giá 20.032 đồng/lít. Xăng RON95-III cũng tăng 337 đồng/lít, có giá 20.424 đồng/lít.

Dầu diesel 0.05S tăng 324 đồng/lít, có giá 18.217 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 406 đồng/lít, có giá 18.524 đồng/lít.

Riêng Dầu mazut 180CST 3.5S giảm nhẹ, còn 16.902 đồng/kg.

img-6356-8845.jpg
Chiều 27-3, giá xăng, dầu cùng tăng. Ảnh: Phương Vi

Theo Bộ Công thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 20/3/2025 - 26/3/2025) chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm, Mỹ dự định áp thuế đối với hàng hóa của quốc gia mua dầu của Venezuela, đồng đôla Mỹ mạnh lên, OPEC+ có khả năng tiếp tục kế hoạch tăng sản lượng dầu… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có biến động tăng là chủ yếu.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên, biến động tăng tỷ giá VND/USD và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định phương án điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Liên bộ cũng không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng, dầu.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.